Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp A1


 
Trang ChínhPortal*Tìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đến với forum lớp 9/1.
Các thành viên mới hãy vào đây để báo danh
Top posters
b0yl0v3 (699)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 
kunam.nam (511)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 
change_of_heart (504)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 
tung_nguyen140 (447)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 
joey_ying520 (390)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 
thanhhung192 (386)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 
blue_fox (349)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 
Mandy tran (319)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 
superstar109 (298)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 
jacksparrow (272)
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_lcap1Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua I_voting_barMột số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Vote_rcap1 

 

 Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua

Go down 
Tác giảThông điệp
nhan772000
Ít hoạt động
Ít hoạt động
nhan772000


Tổng số bài gửi : 68
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tuổi : 29
Đến từ : TP HỒ Chí Minh

Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua   Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Icon_minitimeSun Oct 18, 2009 10:16 am


1. Túp lều bác Tom - Harriet Beacher Stowe


Túp lều bác Tom" kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen là bác Tôm với chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng do bảo vệ nhân phẩm của mình, bác bị đánh chết trong đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ, đây cũng là nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như cuộc đời bác. Tác phẩm cũng kể về số phận của Êlida cùng đứa con bỏ trốn. Đó là một người mẹ đã hy sinh tất cả để cứu đứa con khỏi rơi vào tay một tên buôn nô lệ tàn ác; đó là một người vợ tha thiết yêu chồng cũng bị đầy đoạ.
Chính tổng thống Lincoln đã đọc quyển sách này và đã khóc.


Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua 1140756491_Tup%2520leu%2520bac%2520TOM%2520copy


2. Những người khốn khổ - Victor Hugo

Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua Nhungnguoikhonkho


Nội dung toàn bộ tác phẩm


Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêng biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean (Giăng Van-giăng), người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cướp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh chết đói, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.

6 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert (Gia-ve) vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine (Phăng-tin), một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette (Cô-dét), em đang phải sống với gia đình nhà Thénardier (Tê-nác-đi-ê) độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra.
10 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche (Ga-vơ-rốt). Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình, anh đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, bọn họ dẫn đầu một băng trộm đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến chơi. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu người sinh viên và cô đã thuyết phục bọn trộm rời khỏi đó.

Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, không rõ là vì ông muốn bảo vệ hay giết Marius. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.

Marius và Cosette cưới nhau. Valjean đã mất niềm vui duy nhất của cuộc sống cuối đời vì bây giờ Cosette đã không còn cần đến ông nữa. Cosette bị Marius thuyết phục tránh xa Valjean vì anh cho rằng ông là người có đạo đức tồi. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius mới nhận ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean nhưng tất cả đã muộn. Valjean chỉ còn kịp tiết lộ cho hai người về quá khứ của mình và trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể của cô. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời.

4. Nanh trắng - Jack London


Nanh Trắng là một câu truyện về cuộc hành trình của một con chó sói lai chó nhà để trở thành một kẻ được khai hóa trong lãnh thổ Yukon của Canada trong thời kỳ đổ xô đi tìm vàng Klondike cuối thế kỷ 19. Nanh Trắng là một tiểu thuyết đồng hành (có cốt truyện và hoàn cảnh gần tương tự) với một tiểu thuyết nổi tiếng khác của cùng tác giả là Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild) kể về một chú chó tên Buck bị những người đi tìm vàng bắt làm chó kéo xe và đã bị bản năng hoang dã biến thành một chú chó hoang hung dữ.

Tác phẩm này mang đặc thù phong cách văn xuôi chính xác của Jack London và cách sử dụng giọng văn và phối cảnh sáng tạo của ông. Phần lớn nội dung tiểu thuyết được viết từ lối nhìn của động vật, cho phép Jack London khảo sát cách mà loài vật nhìn nhận thế giới của chúng và cách mà chúng nhìn nhận loài người. Nanh Trắng khảo sát thế giới bạo lực của dã thú, và thế giới không kém phần bạo lực của nhân loại được-xem-là-văn-minh. Cuốn sách cũng đề cập đến những chủ đề phức tạp hơn: luân lý và sự cứu chuộc.

Nanh Trắng đã được chuyển thể thành phim nhiều lần, bao gồm bộ phim năm 1991.



Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua 0479ljj4hputqq7f1f


5. Tiếng gọi nơi hoang dã - Jack London

Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua 20080420_214251_FC0812504321


Tiếng gọi nơi hoang dã (nguyên bản tiếng Anh: The Call of the Wild) là một tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Jack London. Cốt truyện kể về một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Yukon lạnh giá, trong giai đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã.

Xuất bản lần đầu năm 1903, Tiếng gọi nơi hoang dã là tiểu thuyết được nhiều người đọc nhất của Jack London và được xem là tác phẩm hay nhất của ông. Do nhân vật chính là một con chó, đôi khi người ta phân loại tiểu thuyết này là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, phù hợp cho trẻ con, tuy trong tác phẩm không thiếu những cảnh hành hạ súc vật, sự chết chóc, sự tranh đoạt, và chứa đựng nhiều cảnh bạo lực thô bạo.

Sau tiểu thuyết này, năm 1906 Jack London viết quyển Nanh Trắng (White Fang), một tiểu thuyết với bối cảnh tương tự (phương bắc lạnh giá), nhưng chủ đề lại trái ngược, kể về một con chó sói hoang dã được Weedon Scott, một chuyên gia khai khoáng đến từ San Francisco thuần hóa.

6. Robinson Crusoe - Daniel Defoe

Nội dung toàn bộ tác phẩm

Robinson là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và những nỗi hiểm nguy. Ngày 1 tháng 9 1651, khi được 19 tuổi, Robinson xuống tàu tại hải cảng Hull của Anh để cùng một người bạn sửa soạn đi London. Cuộc hành trình không trót lọt, sóng to gió lớn khiến tàu bị đắm ở Yacmao. Tai họa ấy không làm Robinson nhụt chí. Cha mẹ khóc lóc, bạn bè can ngăn không lay chuyển được quyết tâm của Robinson tiếp tục thực hiện nhiều cuộc phiêu lưu khác. Khi đi buôn tại bờ biển Guinea châu Phi, Robinson bị một tên cướp biển người Thổ Nhĩ Kỳ bắt bán làm nô lệ. Trải qua nhiều gian nan, Robinson trốn thoát và chạy qua Brasilia, thuộc Nam Mỹ làm nghề trồng mía. Mộng hải hồ không dứt, đúng tám năm sau, vào ngày 1 tháng 9 năm 1659 Robinson lại nghe bạn bè rủ rê xuống chiếc tàu có trọng tải 120 tấn, có 6 khẩu đại bác và 14 người, đi châu Phi trong một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Không may, chuyến đi được chuẩn bị kỹ càng này lại kết thúc trong bi thảm do tàu bị đắm. Xác tàu dạt vào gần bờ một đảo hoang và chỉ một mình Robinson sống sót. Tại đây, Robinson khắc trên một chiếc giá gỗ hình chữ thập ngày 30 tháng 9 năm 1659, ngày anh lên bờ, và vớt vát từ xác tàu đắm gạo, lúa mạch, thịt dê, đường, súng, búa rìu v.v. để bắt đầu cuộc sống cô độc. Robinson dựng lều, săn bắn kiếm ăn, rồi dần dần trồng lúa mạch và ngô, nuôi được dê lấy thịt, làm những nồi đất để đựng nước, hạ được cây cổ thụ để đục thành một chiếc thuyền độc mộc.

11 năm sau đó Robinson sống cô đơn và cực khổ trên đảo hoang, chỉ làm bạn với chim muôn cây cỏ, tự nhận mình là vua mà các thần dân là một con vẹt, một con chó già và 2 con mèo. Trong những năm này chàng dần chấp nhận hiện thực và tìm cách thay đổi nó, và đã có các thành quả về chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm, đóng thuyền.

Một lần nọ, vào năm thứ 18, Robinson phát hiện ra dấu chân người, và ở góc Tây Nam của đảo có xương người cùng đống lửa cho thấy trên đảo không hoàn toàn là hoang dã, có người ăn thịt người. Bây giờ Robinson buộc phải đối mặt với những con người hoang dã đồng loại, rất có thể là kẻ thù của anh. Biết mình thân cô thế cô, Robinson đã buộc phải dấu mình trong 5 năm tiếp theo không để cho họ phát hiện, cho đến khi chàng nhìn tận mắt bọn người dã man đang ăn thịt người. Đây là những kẻ ăn thịt người sống tại một nơi khác, có tục lệ mang những người sống mà họ bắt được đến một nơi hẻo lánh trên đảo để làm thịt. Một buổi sáng trong năm tiếp theo, Robinson thấy khoảng 30 thổ dân đi trên các thuyền độc mộc đến đảo, nhảy múa quanh đống lửa và làm thịt một người, người còn lại cũng sắp bị đem ra giết mổ. Nhân khi dây trói lỏng người đó đã tìm cách tháo chạy, lại được Robinson dùng súng và gươm xông vào đánh cứu nên chàng trai đó đã trở thành nhân vật thứ hai trên đảo hoang. Robinson đặt tên cho anh ta là Friday (tiếng Việt: thứ Sáu), để kỷ niệm ngày anh ta được cứu thoát.

Friday là một thổ dân châu Phi khá thông minh, Robinson đã dạy anh ta chút ít tiếng Anh và từ đó Robinson không còn sống cô độc nữa. Qua thời gian ở với nhau, hai người đã trao đổi với nhau nhiều chuyện, đặc biệt là những điều mà Friday biết về đất liền. Họ chuẩn bị kế hoạch rời đảo.

Khi chiếc thuyền sắp đóng xong, Robinson và Friday lại chứng kiến cảnh 20 thổ dân mang hai người lên đảo để làm tiệc. Họ đã xông vào tàn sát bọn thổ dân và cứu hai người kia. Trong 2 người đó có một người da trắng là người Tây Ban Nha sống sót sau một vụ đắm tàu, còn một người khác lại chính là cha của Friday. Người Tây Ban Nha ấy được Robinson giao thuyền để anh ta đi tìm những người bạn mất tích khác. Trong khi chờ đợi anh ta trở về, một chiếc tàu của Anh lại ghé vào đảo. Thủy thủ trên tàu đang nổi loạn, Robinson giúp thuyền trưởng đoạt lại tàu rồi họ, trong đó có cả Robinson và Friday, ra khơi, bỏ lại trên đảo hai thổ dân và các thủy thủ phiến loạn. Về sau những người Tây Ban Nha quay trở lại đảo, cùng sống hòa bình với người Anh và phát triển đảo trở nên trù phú.

Sau 28 năm, 2 tháng và 19 ngày sống trên đảo hoang, Robinson đã trở về với thế giới loài người. Sau khoảng nhiều thời gian khá dài, Robinson học cách thân thiện trở lại với thế giới ấy. Robinson lấy vợ và có ba đứa con, chấm dứt khao khát phiêu lưu kỳ thú và gian truân, Robinson an phận với cuộc sống bình thường không chút âu lo đến cuối đời.

Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua 200px-Robinson_Crusoe_and_Man_Friday_Offterdinger
Về Đầu Trang Go down
http://www.dzui.co.cc
 
Một số quyển sách văn học nước ngoài hay mà các bạn không thể bỏ qua
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phát hiện một hành tinh ngoài mặt trời gồm toàn nước
» Thi tốt nghiệp THPT 2010: không bắt buộc ngoại ngữ
» Không chân, không tay, không ưu phiền
» Con búp bê có quyền năng kỳ lạ...
» Danh sách lớp 9/1

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp A1 :: Học tập :: Văn học-
Chuyển đến