Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp A1


 
Trang ChínhPortal*Tìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đến với forum lớp 9/1.
Các thành viên mới hãy vào đây để báo danh
Top posters
b0yl0v3 (699)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 
kunam.nam (511)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 
change_of_heart (504)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 
tung_nguyen140 (447)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 
joey_ying520 (390)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 
thanhhung192 (386)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 
blue_fox (349)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 
Mandy tran (319)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 
superstar109 (298)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 
jacksparrow (272)
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_lcap1Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam I_voting_barVấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Vote_rcap1 

 

 Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
thanhhung192
Admin
Admin
thanhhung192


Tổng số bài gửi : 386
Ngày tham gia : 17/06/2009
Tuổi : 29
Đến từ : TP HỒ Chí Minh

Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam   Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Icon_minitimeSun Dec 13, 2009 9:05 pm

Trong lớp học Vật Lý sáng nay, thầy của tôi đã nhắc đến một vấn đề đang là đề tài nóng bỏng trên các mặt báo: nạn hành xử học sinh. Đó là những việc: đánh đập, phạt hít đất,... gây tổn hại về tinh thần lẫn thể xác trầm trọng.(những cây roi "nhẹ" thì tui không nói ở đây)
Thoáng qua, ta có thể thấy ngay là những người thầy, cô đó sai, nhưng thực chất thì sao? Thầy tôi nói, Giáo Dục Việt Nam thời nay là một thể lai căn. Theo truyền thống thì nước ta chịu ảnh hưởng của Nho Giáo, với "Thương cho roi cho vọt". Ba mẹ thì nói với thầy cô: học sinh hư thì cứ đánh thì mới dạy dỗ được. Làm vậy thì học sinh mới sợ và nghe. Nhưng ngày nay lại theo kiều phương Tây, học sinh được học một cách tự do, giáo viên không được "đụng" vào học sinh... Giờ đây, học sinh không còn sợ giáo viên như ngày xưa, mà một bộ phận còn hỗn láo, nói chung là rất tệ (trong lớp minh thì không có rồi Very Happy)
Giáo viên bị rơi vào tình thế đó, làm cái này thì bị cái kia. Giáo viên có lỗi không, có chứ. Nhưng học sinh chúng ta cũng có lỗi . Nếu như tất cả học sinh đều ngoan hiền, thì sẽ không xảy ra tình trạng như trên. Nhưng mà người ta có câu "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" đó sao. Vì học sinh đứng thứ 3 chỉ sau ma và quỷ nên việc giáo dục học sinh không phải là dễ. Vả lại lương bổng, áp lực từ nhiều phía đã làm giáo viên xao động, một phút nào đó không làm chủ được chính mình.
Để tình trạng trên không còn, cần xây dựng một nền giáo dục hoàn thiện hơn (tui không nói là hoàn hảo). Trong đó có việc thay đổi cách giáo dục, huống luận giáo viên... Gia đình thì cần dạy dỗ, hình thành nhân cách tốt ở trẻ. Như vậy thì cả giáo viên và học sinh đều khoẻ Smile
Ở đời, cái gì cũng có hai mặt cả, ta phải đặt mình ở cả hai vị trí thầy-trò thì mới hiểu rõ hết được. Tôi mong rằng trong lớp học còn nạn hành xử học sinh diễn ra nữa.
Về Đầu Trang Go down
https://lopa1.all-up.com
b0yl0v3
V.I.P
V.I.P
b0yl0v3


Tổng số bài gửi : 699
Ngày tham gia : 25/10/2009
Tuổi : 29
Đến từ : Thành Phố Hồ Chí Minh

Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam   Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Icon_minitimeSun Dec 13, 2009 9:10 pm

Còn một vấn nạn nũa h tui không rảnh để đánh cho nên thi xong đi hen. Hay lắm
Về Đầu Trang Go down
http://www.mp3.zing.vn
Dark Osiris
Thành viên mới
Thành viên mới
Dark Osiris


Tổng số bài gửi : 38
Ngày tham gia : 02/10/2009
Tuổi : 29

Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam   Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Icon_minitimeSun Dec 13, 2009 9:13 pm

cai nay tui nghe tren bao tuoi tre roi ne!

dung la ca thay lan tro deu co loi

Hoc sinh: khong tu trong khi vi pham noi quy

Giao vien: khong tu chu dc khi danh hoc tro

Noi chung van de nay rat kho gia quyet khi ca 2 ben deu khong hop tac (duong nhien loi tro nhieu hon) va co the la do ngoai canh
Về Đầu Trang Go down
b0yl0v3
V.I.P
V.I.P
b0yl0v3


Tổng số bài gửi : 699
Ngày tham gia : 25/10/2009
Tuổi : 29
Đến từ : Thành Phố Hồ Chí Minh

Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam   Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Icon_minitimeMon Dec 14, 2009 4:30 am

Người trẻ với “sát thủ học đường”!
TTCT - Môn lịch sử luôn được HS gọi là “sát thủ học đường” khi điểm số thấp nhất trong các kỳ thi luôn rơi vào môn này. Không đề cập những “chú sâu” lười học, những bạn trẻ học giỏi, có tình yêu thật sự với môn học này đã có vài tâm sự dưới đây...
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam ImageView
Việc học sử không chỉ là những điều “tai nghe” mà còn phải “măt thấy”. Trong ảnh: vở kịch lịch sử Nỏ thần được nhiều bạn trẻ quan tâm - Ảnh: Gia Tiến

Nhiều bạn học Sử giỏi... ảo!

Nếu xét môn sử ở điểm số thì tôi không giỏi tí nào, vì bản thân rất dở khoản “gạo” bài. Tuy nhiên, nếu định nghĩa giỏi môn sử nghĩa là hiểu biết về quá khứ hào hùng của ông cha, biết nhiều kiến thức lịch sử thú vị không chỉ có trong sách giáo khoa thì tôi tự tin là mình giỏi.

Điểm sử hiện tại khá nhiều là ảo do cách ra đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc sao chép. Vì vậy nhiều người đạt 9-10 điểm sử nhưng chưa chắc đã hiểu, đã yêu lịch sử nước nhà. Tôi từng gặp những người có điểm trung bình sử cao ngất mà không nhớ 26-3 là ngày gì hay Huyền Trân Công Chúa là ai. Ngoài ra, đáng buồn môn sử đã bị nhiều giáo viên “đóng khuôn” là một môn học khô cứng, trong khi nó lại thừa tính lãng mạn, bay bổng nếu biết cách thể hiện.

Tôi thích cách dạy sử với những tình tiết ngoài sách giáo khoa thật vui và thú vị, kèm theo đó là những thước phim minh họa cụ thể cho từng bài học, như vậy sẽ khiến lịch sử không còn là những con số khô khan mà trở nên trực quan, gần gũi hơn nhiều. Điều đó chắc chắn HS sẽ rất thích.

LÊ HOÀNG THẠCH
(SV ĐH Ngoại thương TP.HCM)

Nên “mềm” hóa môn học này!

Tuy là người rất thích môn sử, nhưng theo tôi, vẫn còn nhiều điều cần phải cải thiện:

- Giáo viên và học sinh nên chủ động hơn nữa trong việc liên hệ giữa kiến thức trong sách và thực tế cuộc sống. Ví dụ, hiện nay báo chí nhắc đến rất nhiều về vấn đề chủ quyền biển đảo ở nước ta, để hiểu được, chúng ta phải nghiên cứu lịch sử để thấy được những cột mốc, sự kiện quan trọng trong việc xác lập chủ quyền của nước ta đối với những vùng biển, đảo theo quy định pháp luật quốc tế... Hoặc đơn giản hơn SVHS có thể hiểu được vì sao ngôi trường, con đường nhà mình lại mang tên nhân vật, sự kiện lịch sử đó...

- Nên quan tâm đến việc vô cùng quan trọng: sau khi tiếp thu thì những vấn đề gì còn đọng lại trong đầu người học? Làm sao để người học cảm nhận được sự tự hào về lịch sử dân tộc, đồng thời có sự hiểu biết nhất định về lịch sử thế giới.

- Nên “mềm” hóa môn học này. Tại sao nhiều người Việt rành lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc hơn cả lịch sử nước nhà? Đó là do tác động vô cùng lớn của phim ảnh và các game show. Điều này không hay lắm nhưng chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của nó. Việc học lịch sử không chỉ nên là những điều “tai nghe” mà còn phải “mắt thấy”. Như vừa qua tôi có xem vở kịch Nỏ thần ở sân khấu kịch Phú Nhuận. Khi xem, tôi và nhiều người rất tự hào về quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước của ông cha, tinh thần yêu nước, sự hi sinh của người xưa trong việc chống giặc ngoại xâm...

ĐÀO ANH TUẤN
(cựu SV ĐH Luật TP.HCM, từng đoạt nhiều giải thưởng TP, quốc gia về môn sử)

Tôi mất ngủ mỗi khi sắp tới tiết Sử!

Tôi thật sự chán nản với việc học sử ở trường. Nói thật, là con gái thì chúng tôi siêng “gạo” bài hơn hẳn các bạn nam, nhưng điều đó không đồng nghĩa việc chúng tôi học mà không cần cảm xúc. Việc dạy sử trong trường thiếu hẳn cảm xúc, phần lớn chỉ mang tính nhồi nhét một chiều. Bạn hình dung thử một tiết học sử của tôi ở trường như thế nào nhé. Giáo viên vô lớp trả bài miệng hết 15 phút, sau đó chỉ còn 30 phút để giảng bài cho... sáu trang sách với ngồn ngộn số liệu. Cô dạy được khoảng hơn nửa bài thì hết tiết và chúng tôi lại nghe câu nói quen thuộc: “Các em về nhà tự soạn và học phần còn lại nhé!”.

Câu nói đó tuy nhẹ nhàng nhưng sự thật là chúng tôi ớn nghe hơn bao giờ hết, vì làm sao chúng tôi có thể biết được ý nào cần, ý nào nên bỏ trong bài.

Thi học kỳ hay kiểm tra trong lớp thì phần lớn đều phải học từ đầu tới cuối, không bỏ sót bất cứ bài nào. Điều đáng nói là vì sao trong một bài học, tụi mình phải nhớ đến từng con số: bao nhiêu máy bay, xe tăng địch bị bắn? Bao nhiêu lính địch chết và bị thương? Riết rồi chúng tôi mất ngủ mỗi khi sắp tới tiết sử.

Một bạn nữ THPT

Để lịch sử luôn nằm trong đầu...

Là một giảng viên trẻ tôi luôn hướng SV đến với việc học sử qua sự tìm tòi, học hỏi sao cho hứng thú, hấp dẫn nhất ngoài những bài giảng hay sách vở. Câu trả lời là bằng phim ảnh. Trong những buổi lên lớp, sau những giờ giảng chính, tôi thường dành phần còn lại của buổi học để cùng thảo luận với SV về những bộ phim có yếu tố lịch sử, chính trị xã hội mà các em đã xem.

Ví dụ khi xem những bộ phim như Đông Dương, Cuốn theo chiều gió, Trân Châu cảng..., các em sẽ hiểu thêm về lịch sử, biết được những sự kiện đã diễn ra trên thế giới và tại VN bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, câu chuyện sinh động. Dĩ nhiên, khi tiếp xúc với những luồng thông tin đa dạng, trái chiều nhau, nhiệm vụ của giáo viên là phải nắm vững kiến thức và có những hướng dẫn, định hướng cụ thể cho SV.

Khi còn học ở Pháp, mỗi khi đến tham quan các viện bảo tàng, tôi luôn thấy rất đông các bạn trẻ đến đây. Đó có thể là các đoàn HSSV cùng thầy cô giáo đến chiêm nghiệm lịch sử trong những buổi học ngoại khóa, hay đó là nhóm nhỏ gia đình đến tìm hiểu về quá khứ của đất nước. Và trong những buổi ấy, luôn có nhiều câu hỏi được đặt ra, những cánh tay giơ lên và được khuyến khích nồng nhiệt... Cứ thế các kiến thức về quá khứ sống lại và được tiếp thu thật nhẹ nhàng, hào hứng... Và lịch sử luôn nằm trong đầu họ dẫu không hề bị áp lực về điểm số!

TRẦN NGUYÊN KHANG
(giảng viên khoa quan hệ quốc tế ĐH KHXH&NV TP.HCM)
Về Đầu Trang Go down
http://www.mp3.zing.vn
b0yl0v3
V.I.P
V.I.P
b0yl0v3


Tổng số bài gửi : 699
Ngày tham gia : 25/10/2009
Tuổi : 29
Đến từ : Thành Phố Hồ Chí Minh

Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam   Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Icon_minitimeMon Dec 14, 2009 4:42 am

Vấn nạn thì có rất nhiêu.
Vấn nạn 1: Bạo lực trong giới học sinh. Có một lần tôi lướt web thấy có bài nói "học sinh đem mã tấu chém thầy giáo" vấn nạn này cũng rất phổ biến (như tôi nè bây h thì hết rồi hehe Very Happy Very Happy ) ==> cái này cũng rất nan giải.
Vấn nạn 2: Học sinh yêu nhau nhưng không biết kiềm chế. Có một số cặp dường như đã lạm dụng quá chuyện tình cảm của học trò. (ảnh hưởng của phim ảnh) Nhưng cũng có một số cặp có tình yêu trong sáng giúp nhau tiến bộ thì đau ai cấm được. Có lần nghe anh tôi nói là có bài báo nào nói là: "một học sinh 12 tuổi đòi quen một học sinh nữ. Cô ta không đồng ý thì cậu ta uống thuốc tự tử" ==> suy nghĩ nông cạn quá. Còn có chuyện ở quận 6 có 2 cậu hoc sinh cùng thích 1 con bồ. 2 cậu ta rủ nhau ra chém lộn. Những trường hợp này thì có trời mà cứu được.
Vấn nạn 3 Chương trình học chưa được thống nhất. Theo ý kiến của tôi thì nên có 2,3 bộ sách giáo khoa cho mỗi lớp học như thế thì học sinh có trình độ như thế nào học sach giáo khoa đó cho phù hợp với sức của minh. Chứ như bây h thì học sinh giỏi, khá học sách giáo khoa của học sinh TB, yếu thì nhàn lắm
Còn nhiều vấn nạn nữa tôi chưa suy nghĩ ra đợi khi nào ra tôi viết tiếp cho hehe Very Happy Very Happy Very Happy
Theo Kaka' (Lê Minh Hiếu)
Về Đầu Trang Go down
http://www.mp3.zing.vn
b0yl0v3
V.I.P
V.I.P
b0yl0v3


Tổng số bài gửi : 699
Ngày tham gia : 25/10/2009
Tuổi : 29
Đến từ : Thành Phố Hồ Chí Minh

Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam   Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Icon_minitimeMon Dec 14, 2009 4:45 am

Còn nữa nak. Cái này thì tôi cũng rất cố gắng đễ sửa đấy hehe Very Happy Very Happy Very Happy
Khi văn hóa giao tiếp xuống cấp
Theo GS Lê Ngọc Trà, ĐH Sư phạm TP.HCM: “Sự xuống cấp trong văn hóa giao tiếp hiện nay bộc lộ rõ nhất trong việc sử dụng tiếng Việt. Nói tục, chửi thề là một chuyện, quan trọng hơn là số lượng lớn thanh thiếu niên không nắm vững tiếng mẹ đẻ, không có khả năng diễn đạt ý nghĩ của mình. Các nhà trường đôi khi ưu tiên dạy văn hơn dạy tiếng, dẫn đến tình trạng trẻ có thể có cảm xúc nhưng không diễn đạt được, viết câu sai. Thiết nghĩ văn phải bắt đầu từ tiếng, bắt đầu từ cái đúng rồi mới đến cái hay”.

“Những điều xấu xa lẽ ra không thể có trong nhà trường lại đang diễn ra hằng ngày. Từ chuyện thầy giáo xâm hại tình dục, có hành động bạo lực với học sinh, xúc phạm học sinh dưới nhiều hình thức... đến chuyện học sinh hỗn láo với thầy cô, đâm chém nhau, bỏ thuốc chuột để hại tính mạng thầy giáo...

Hiện tượng trên có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân quan trọng là nới lỏng việc giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường. Bởi cách hành xử như trên vốn xa lạ với truyền thống văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam” - Th.S Đỗ Thị Hà Giang, chuyên viên Sở GD - ĐT Bắc Giang, đặt vấn đề.

Nghiên cứu của GS Trần Ngọc Thêm, trưởng khoa văn hóa học ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho thấy văn hóa giao tiếp học đường ở ta đang bị chủ nghĩa cá nhân, vật chất chi phối, bị biến tướng (thói xấu dối trá không chỉ có ở học sinh mà có ở giáo viên), bị tư duy phong kiến và bao cấp áp đặt (quan hệ thầy trò thiếu dân chủ nên học sinh thiếu tự tin, thiếu sáng tạo...).

Nhiệm vụ của ai?

Tại hội thảo nhiều đại biểu cho rằng việc giáo dục thanh thiếu niên biết ứng xử có văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà gia đình, xã hội cũng cần tham gia. Theo nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần: “Văn hóa học đường phải được thực hiện từ trên xuống một cách đồng bộ và thống nhất, bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của trường. Đội ngũ này cần phải có uy tín chuyên môn, có đạo đức để học trò kính trọng, noi theo. Bên cạnh đó, xã hội - cụ thể là phụ huynh - cũng nên chú trọng cách ứng xử của mình. Ở trường, học sinh được dạy phải lễ phép với người lớn, khi về nhà thấy cha mẹ mình làm điều ngược lại thì làm sao các em lễ phép được”.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã đề nghị bổ sung vào hệ thống các môn học trong nhà trường môn “văn hóa giao tiếp”, bắt đầu từ cấp tiểu học đến ĐH. Bởi nhiều sinh viên Việt Nam mới ra trường bỡ ngỡ với yêu cầu về khả năng giao tiếp của các nơi tuyển dụng. “Môn giáo dục công dân hiện tại đề cập quá ít đến văn hóa giao tiếp trong cuộc sống, đặc biệt là giao tiếp giữa thầy trò. Chưa kể vai trò môn giáo dục công dân cũng đang bị coi nhẹ - Th.S Hà Giang phân tích - Đội ngũ nhà giáo phải là một tấm gương về đạo đức và giao tiếp. Trên thực tế, nhiều học sinh coi những điều thầy cô nói, thầy cô làm là chân lý.

Giáo viên có tác động rất quan trọng đối với việc phát triển và hình thành nhân cách học sinh. Ngoài ra, mỗi trường học phải xây dựng một hệ giá trị văn hóa chuẩn mực trong giao tiếp học đường với những quy tắc ứng xử cụ thể. Đây sẽ là căn cứ đánh giá, xếp loại thi đua đối với cá nhân mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh khi tổng kết năm học”.

GS Lê Ngọc Trà góp ý: “Ngoài việc giảng giải, thuyết phục mỗi ngày; trong mỗi bài học, trong từng việc làm, nhà trường và gia đình cũng phải tạo được môi trường giao tiếp thuận lợi, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ suy nghĩ, tâm tư của mình.

Một không khí bình đẳng, dân chủ, đầy tình thương và bao dung, một thái độ thân thiện, không áp đặt sẽ là môi trường giao tiếp tốt và là môi trường giáo dục lý tưởng. Trong đó trẻ em sẽ tự nguyện đến với người lớn, thầy giáo sẽ tiếp cận được từng cá thể học trò”.
Về Đầu Trang Go down
http://www.mp3.zing.vn
lequangkiem
Thành viên mới
Thành viên mới
lequangkiem


Tổng số bài gửi : 9
Ngày tham gia : 09/12/2009
Tuổi : 60

Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam   Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Icon_minitimeMon Dec 14, 2009 4:52 am

Nói hay lắm thầy cũng nhức đầu vơi mấy cái vấn nạn này lăm scratch scratch not good not good
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam   Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Vấn nạn của nền Giáo dục Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nền giáo dục Việt Nam
» Bài viết Sử của 1 bạn học sinh (Đc cô giáo đọc lại)
» Giao diện Tiếng Việt
» chuyện cười ngày nhà giáo việt nam 20-11-2008
» Đề nghị người Việt xài hàng Việt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp A1 :: Giao lưu :: Chuyện học trò-
Chuyển đến