Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp A1


 
Trang ChínhPortal*Tìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đến với forum lớp 9/1.
Các thành viên mới hãy vào đây để báo danh
Top posters
b0yl0v3 (699)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 
kunam.nam (511)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 
change_of_heart (504)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 
tung_nguyen140 (447)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 
joey_ying520 (390)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 
thanhhung192 (386)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 
blue_fox (349)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 
Mandy tran (319)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 
superstar109 (298)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 
jacksparrow (272)
Tôn tử binh pháp Vote_lcap1Tôn tử binh pháp I_voting_barTôn tử binh pháp Vote_rcap1 

 

 Tôn tử binh pháp

Go down 
Tác giảThông điệp
Mr_DepTraj95
Ít hoạt động
Ít hoạt động
Mr_DepTraj95


Tổng số bài gửi : 56
Ngày tham gia : 03/10/2009
Tuổi : 29
Đến từ : Việt Nam

Tôn tử binh pháp Empty
Bài gửiTiêu đề: Tôn tử binh pháp   Tôn tử binh pháp Icon_minitimeMon Dec 14, 2009 3:09 pm

Tôn Tử binh pháp còn được gọi là Binh pháp Ngô Tôn Tử, là sách chiến lược chiến thuật tiếng Hoa do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512(TCN) đời Xuân Thu, không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy Binh pháp Tôn Tử được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại.
Tôn tử binh pháp 200px-Enchoen27n3200Tôn Vũ

Cuốn "Tôn Tử binh pháp" do Tôn Vũ dâng lên Ngô vương Hạp Lư là cuốn binh pháp hoàn chỉnh, được viết vào năm 512 trước Công nguyên. Theo Sử ký và theo luận bàn về Tôn Tử của Tào Tháo, đều có ghi chép rõ ràng về 13 chương sách của Tôn Vũ. Từ đời nhà Đường, nhà Tống về sau, xuất hiện khá nhiều thuyết lầm lạc đối với cuốn Tôn Tử binh pháp. Bởi vì từ sau đời nhà Tuỳ cuốn binh pháp này đã bị thất truyền. Ở đời nhà Thanh người ta hiểu Tôn Tử binh pháp và Tôn Tẫn binh pháp là cùng một cuốn sách, Tôn Vũ và Tôn Tẫn cũng là một người, thậm chí còn cho rằng chỉ có Tôn Tẫn mà không có Tôn Vũ.
Năm 1957 khi Quách Hoá Nhược viết về Binh pháp Tôn Tử còn dẫn lời Đỗ Mục cho rằng: Binh pháp Tôn Tử có 82 bài và 9 quyển hình vẽ cộng với cuốn "Ngô Việt Xuân Thu" ghi chép các câu hỏi và trả lời của Tôn Vũ với vua Ngô. Truyền đến đời Tam Quốc, được Tào Tháo chọn lựa, gọt sửa, biên tập và chú thích, bỏ chỗ thừa, chép những phần tinh tuý và xếp thành 13 thiên, tức là cuốn "Tôn Tử" lưu truyền đến ngày nay. Và khẳng định Tào Tháo đã giữ lại những nội dung chủ yếu của "Tôn Tử", đó là một cống hiến không thể lu mờ được
Tháng 4 năm 1972, hai cuốn sách Tôn Tử binh pháp (Tôn Vũ) và Tôn Tẫn binh pháp đồng thời tìm thấy trong một ngôi mộ cổ từ thời nhà Hán ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tháng 7 năm 1978, cuốn Tôn Tử binh pháp cũng được tìm thấy trong một ngôi nhà ở Thanh Hải Trung Quốc, những ngộ nhận kéo dài về cuốn Tôn Tử binh pháp bấy giờ mới được làm rõ.
Từ trước tháng 4 năm 1972, bản Tôn Tử binh pháp được lưu chuyền cho là cổ nhất, đó là bản khắc đời Tống. Vào cuối đời nhà Hán đã được Tào Tháo chú giải, sau đó là Mạnh Thị nhà Lương, Lý Thuyên nhà Đường, Đỗ Mục, Trần Hạo , Giả Lâm, Mai Nhiêu Thần nhà Tống, Vương Triết, Hà Diên Tích và Trương Dư. Trong đó bản chú giải của Tào Tháo là có giá trị hơn cả. Đến năm 1957, thượng tướng (TQ) Quách Hoá Nhược đã viết lại Tôn Tử binh pháp theo thể văn ngày nay, dựa vào bản khắc đời nhà Tống và có tham khảo bản Tôn Tử trong Tứ bộ tùng san thời Gia Tĩnh nhà Minh.

Tôn tử binh pháp Binh%20ph%C3%A1p%20t%C3%B4n%20t%E1%BB%AD%201
Mười ba chương sách của cuốn Tôn Tử gồm hơn 7.000 chữ, quán xuyến tư tưởng và phương pháp của duy vật luận đơn thuần và biện chính pháp nguyên thuỷ, nêu lên được mối quan hệ phức tạp của chiến tranh với chính trị, ngoại giao, kinh tế, hoàn cảnh tự nhiên, cùng là tác dụng tương hỗ giữa năng động chủ quan của người dụng binh với quy luật khách quan, điều kiện hiện thực, đề cập một cách toàn diện quy luật phổ biến của chiến tranh và nguyên tắc trọng yếu của chỉ đạo chiến tranh.

Binh pháp Tôn Tử là binh thư sớm nhất, vĩ đại nhất thời cổ ở Trung Quốc, mà từ xưa đến nay được xếp hàng đầu trong bảy tập võ kinh. Người Nhật suy tôn Tôn Vũ là thuỷ tổ của binh học phương đông là thánh điển binh học và là binh thư thời cổ bậc nhất thế giới. Binh pháp của Tôn Vũ được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, ở châu Âu cũng rất được tôn sùng . Trong chiến tranh Napoléon thường đọc Tôn Tử binh pháp. Hoàng đế Wilhelm II của Đức, người đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau khi thất bại được đọc Tôn Tử binh pháp liền than rằng:

"Tiếc thay 20 năm trước đây ta không được xem cuốn sách này".

Tháng 8 năm 1990, sau khi Chiến tranh vùng Vịnh bùng phát, phóng viên Thời báo Los Angeles đến phỏng vấn tổng thống Bush, phát hiện trên bàn làm việc của ông có bày hai cuốn sách, là Hoàng đế Caesar và Binh pháp Tôn Tử. Có người nói: Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, các sỹ quan quân đội Hoa Kỳ đều mang theo Binh pháp Tôn Tử. Như vậy cho thấy cuốn binh pháp cổ đại có từ 2500 năm trước, trong cuộc chiến tranh hiện đại hoá hôm nay vẫn phát huy ảnh hưởng sâu rộng. Danh tướng Takeda Shingen (Vũ Điền Tín Huyền) được tôn sưng là "Tôn Tử" của Nhật Bản. Ông suy tôn Tôn Tử là bậc thầy của mình, viết bốn câu trong Binh pháp Tôn Tử lên cờ trận, cắm tại cửa doanh trại.

"Lúc nhanh thì như gió cuốn, lúc chậm rãi như rừng sâu, lúc tấn công như lửa cháy, lúc phòng ngự như núi đá"
Tôn Tử binh pháp không chỉ là bắu vật của văn hoá truyền thống của dân tộc Trung Hoa, mà còn là tinh hoa của văn hoá thế giới, là của cải tinh thần chung của nhân loại. [14] Trong khi dịch Tôn Tử binh pháp năm 1957, Quách Hoá Nhược tâm sự: Văn cổ của Tôn Tử cô đúc nếu dịch theo một cách đơn giản thì trúc trắc khó hiểu, tuy trung thành nhưng không "đạt". Cho nên một mặt phải hết sức trung thành với nguyên văn, từng chữ từng câu đều phải cố giữ ý nghĩa cũ của nó, không thể thêm thắt, nếu không sẽ hoá ra chú thích. Nhưng , một mặt khác giữ từ và câu trong giọng văn diễn tả lại phải bồi bổ thêm cho gọn ý, khiến người đọc dễ hiểu. Văn cổ của Tôn Tử , văn gọn nghĩa sâu, nhiều âm điệu, có thể nói để trong vườn sẽ toả mùi thơm của hoa quý, ném xuống đất sẽ có tiếng kêu của bạc vàng. Nhiều từ sắp đối nhau, nhiều câu trùng lắp thật là đẹp khiến người ta không nỡ và cũng không dám tự ý để làm mất thần sắc và âm điệu giàu có của nó
Về Đầu Trang Go down
 
Tôn tử binh pháp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Binh pháp Tôn Tử trong nghệ thuật tán gái
» mẹ binh vực cho con
» bình luận sau trận EL
» bình luận sau trân El Clasico
» bình luận trước trân El Clasico

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp A1 :: Văn hoá :: Văn hoá :: Văn hoá thế giới-
Chuyển đến