Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp A1


 
Trang ChínhPortal*Tìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đến với forum lớp 9/1.
Các thành viên mới hãy vào đây để báo danh
Top posters
b0yl0v3 (699)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 
kunam.nam (511)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 
change_of_heart (504)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 
tung_nguyen140 (447)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 
joey_ying520 (390)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 
thanhhung192 (386)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 
blue_fox (349)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 
Mandy tran (319)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 
superstar109 (298)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 
jacksparrow (272)
DÂN TỘC TÀY Vote_lcap1DÂN TỘC TÀY I_voting_barDÂN TỘC TÀY Vote_rcap1 

 

 DÂN TỘC TÀY

Go down 
Tác giảThông điệp
tung_nguyen140
Rất tích cực
Rất tích cực
avatar


Tổng số bài gửi : 447
Ngày tham gia : 10/10/2009
Tuổi : 28
Đến từ : Reverse World

DÂN TỘC TÀY Empty
Bài gửiTiêu đề: DÂN TỘC TÀY   DÂN TỘC TÀY Icon_minitimeFri Nov 20, 2009 2:15 pm

Dân tộc tày là một cộng đồng thuộc ngôn ngữ Tày – Thái có dân số đông nhất trong các dân tộc ít người ở miền Bắc nước ta, đến nay đã có khoảng 80 vạn người chiếm 22% dân số các dân tộc ít người ở miền Bắc và 1,65% tổng số dân số toàn quốc. Tuy dân số đông, dân tộc Tày là một cộng đồng khá thuần nhất với một ý thức rõ rệt. ở các địa phương khác nhau, các cư dân đều thống nhất tên tự gọi là Tày và tên đó đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công.

Hiện nay dân tộc Tày là cư dân đông nhất ở vùng Việt Bắc cư trú suốt một giải miền trung du và thượng du Bắc Bộ, từ tỉnh Hoàng Liên Sơn tới tận tỉnh Quảng Ninh, tập trung đông nhất ở các tỉnh Bắc Thái, Hà Tuyên và Cao Lạng, có quan hệ thân thuộc và gần gũi với dân tộc Nùng, Giay, Cao Lan – Sán Chỉ ở Việt Nam, dân tộc Cháng ở Trung Quốc và có ảnh hưởng về các mặt tới các cư dân khác ngôn ngữ cư trú xen kẽ quanh vùng.

Vài nét về lịch sử.

Từ xưa đến nay, các cư dân thuộc ngôn ngữ Tày – Thái đã giữ vai trò rất quan trọng trong lịch sử miền Nam Trung Quốc và các nước ở Đông Nam á. Hiện nay số đông nhà khoa học chấp nhận có nhiều yếu tốvăn hóa Tày – Thái cổ được truyền bá đến các dân tộc xung quanh như dân tộc Hán, các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến, Việt – Mường, Môn – Khơme, Mèo – Dao và Malayô-Polinediêng. Ngược lại, họ cũng hấp thụ những yếu tố văn hóa Tày – Thái ngày một tiến triển với một nên văn hóa đã thúc đẩy những dân tộc Tày – Thái ngày một tiến triển với một nền văn hóa ngày càng phong phú và đồng thời cũng làm cho bộ mặt của các dân tộc Tày – Thái ngày nay mỗi vùng có những vẻ khác nhau.

Từ khi thực dân pháp xâm lược nước ta, nhân dân Tày đã nhiều dịp cùng nhân dân các dân tộc trong cả nước tham gia phong trào đấu tranh giải phóng đất nước. Ban đầu hưởng ứng Hịch Cần Vương do Tôn Thất Thuyết phát động, nhân dân Cao Lạng chống pháp suốt từ năm 1887 đến 1894. Vùng núi đá Bắc Sơn – Hữu Lũng trở thành căn cứ địa của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh. Dưới sự chỉ huy của Lương Tam Kỳ và Bá Kỷ, trong những năm 1886 – 1890, nhân dân các vùng Chợ Chu, Chợ Mới (Bắc Thái) đã lập căn cứ chống Pháp.

Nghĩa quân do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo có người Tày tham gia bên cạnh các dân tộc anh em, đã duy trì phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu, truy điệu cụ Phan Chu Trinh (1926) đã có ảnh hưởng lớn đến vung Cao Lạng, thúc đẩy một số thanh niên yêu nước xuất dương đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, tiêu biểu có đồng chí Hoàng Đình Giong và Hoàng Văn Thụ, Khoảng năm 1927, hai thnh niên Tày này sang Trung Quốc tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội, sau đó trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.

Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, phong trào cách mạng nước ta bước sang một giai đoạn mới. Cơ sở cách mạng, từ đồng bằng phát triển lên đã được xây dựng ở Cao – Lạng sau tỏa ra nhiều tỉnh miền núi, chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ngày 1/4/1930 ở Nạm Lin, xã Hào Lịch, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, sau trở thành vết dầu loang ra khắp nơi ở Việt Bắc.

Trong những năm 1931 – 1935, tổ chức Đảng ở Cao Bằng đã vận động đồng bào các dân tộc châu Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chông bắt phu, chống thuế, chống phụ thu, lạm bỏ thắng lợi. Các cán bộ Đảng về xây dựng phong trào ở huỵên Võ Nhai, Bắc Sơn (1934 – 1935), Đình Cả (1936). Hưởng ứng phong trào Mặt trận bình dân (1936 – 1939) làn sóng đấu tranh của nhân dân Việt Bắc ngày càng lan rộng. Phong trào đòi quyền tự chủ, thả tù chính trị, chống địch tuyên truyền cho hòa ước bán nước 1884, hưởng ứng phong trào Đông Dương Đại hội kết hợp với việc chống thuế, chống đi phu… đã lôi cuốn được quần chúng nhân dân Tày hưởng ứng mạnh mẽ.

Tháng 9 – 1940, nhân khi Nhật đánh Pháp ở Lạng Sơn, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy đánh chiếm tỉnh lỵ Bắc Sơn, đồn Mỏ Nhài, tuyên bố xóa bỏ chính quyền đế quốc, thành lập chính quyền cách mạng. Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Đảng chủ trương duy trì lực lượng võ trang đánh du kích lâu dài với địch và thành lập các đội cứu quốc quân trong đó có nhiều người Tày tham gia.

Quê hương dân tộc Tày cũng là nơi vinh dự được đón Hồ Chủ tịch trở về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Ngày 8/2/1941, ở Pắc Bó, người quyết định xây dựng Cao Bằng nơi có phong trào cách mạng tốt từ trước lại kề sát biên giới thành một trung tâm căn cứ địa, lấy đó làm bàn đạp phát triển về xuôi nối với phong trào cách mạng cả nước. các hội cứu quốc được phát triển sâu rộng trong các bản làng.

5/1941, tại Pắc Bó, hội nghị lần thứ VIII của trung ương Đảng quyết định thành lập mặt trận Việt Minh và từ đó cơ sở Việt Minh lan rộng khắp Cao Lạng (1941 – 1942), Bắc Thái, Hà Tuyên (1948).

Ngày 22/12/1944, trong một khu rừng của tổng Hoàng Hoa Thám (Nguyên bình cao lạng) đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam đã ra đời, được nhân dân các dân tộc Tày, Nùng, Dao… che giấu và nuôi dưỡng, không ngừng phát triển.

Khu Tân Trào lại được chứng kiến việc ban bố lệnh khởi nghĩa và việc thành lập Chính phủ lâm thời.

Vùng Việt Bắc, quê hương dân tộc Tày đã được vinh dự là căn cứ địa của cách mạng hồi tiền khởi nghĩa cũng như trong những năm kháng chiến chống thực dân pháp (1946 – 1954). Nhân dân Tày hăng hái sản xuất, giết giặc lập công, bảo vệ bản làng, đóng góp sức người sức của cho kháng chiến. Trong năm chiến dịch lớn (Biên giới, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Hòa Bình, Điện Biên Phủ), đồng bào Tày cùng nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã góp hơn triệu lượt người phục vụ tiền tuyến với 13 triệu ngày công. Riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, họ đã góp 5.229 tấn gạo, 484 tấn thịt, 226 tấn thực phẩm khác và hàng ngàn trâu bò, ngựa. Tỉnh Cao Bằng có 9 vạn thanh niên trên tổng số 20 vạn dân tham gia bộ đội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống chống ngoại xâm bất khuất, kiên cường của cha ông, các lớp thanh niên nối bước ra tiền tuyến với lời thế “hết giặc mới trở về”. Riêng ở tỉnh Cao Bằng, số thanh niên Tày tham gia bộ đội chính quy chiếm tới 49.2% bộ đội chính quy của tỉnh, chiếm khoảng 6.40% dân số dân tộc Tày ở các tỉnh. ở địa phương, nhân dân trẻ cũng như giả làm tròn nghĩa vụ hậu phương, góp phần to lớn vào cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Tính đến ngày 17-1-1973, quân và dân Việt Bắc đẫ bắn rơi 175 chiếc máy bay trong đó có 2 chiếc B.52, bắt sống nhiều giặc lái.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến, nhiều cán bộ, chiến sĩ người Tày đã được phong danh hiệu anh hùng, dũng sĩ đã trở thành những vị chỉ huy quân đội xuất sắc được sự tin yêu của Đảng và của nhân dân.

Tinh thần cách mạng của dân tộc Tày ngày nay lại được tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam Hòa Bình, Thống Nhất, Độc lập và Xã hội chủ nghĩa.

*

* *

Cư trú trên những cánh đồng màu mỡ ở các thung lũng trong đó có nhiều cánh đồng khá lớn như Hòa An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông, Bắc Quang người Tày đã có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển.

ở các vùng người Tày có hầu hết các loại cây trồng ở miền Bắc nước ta. Lúa, ngô đều có nhiều loại, được trồng trên nhiều khu vực và vào những thời gian khác nhau. Một số cây lúa trước đây đã từng được coi là đặc sản của địa phương giống như tám thơm của đồng bằng. Các loại khoai: khoai lang, khoai sọ, khoai môn, củ từ, khoai tây, được trồng nhiều. Rau, đậu (cải bắp, xu hào, cải làn, đậu đen, đậu quả…) mùa nào cũng thấy có. Trên những vùng khí hậu mát mẻ đồng bào còn trồng đậu răng ngựa, đậu hòa lan, đậu cô ve, các lọai đậu đó thường được trồng nhiều ở vùng Mèo. Tính đa dạng của cây trồng rõ ràng không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn do kinh nghiệm sản xuất của quần chúng.

Kỹ thuật làm đất gắn liền với tính năng của công cụ. Bộ nông cụ người Tày gồm nhiều loại, nhìn chung đã khá hoàn chỉnh. Cày tuy cũng chỉ là loại hình cày chìa vôi với nhiều biến dạng khác nhau, những lưỡi to, bắp khỏe có khả năng cáy sâu từ 0m15 đến 0m20, lật được cả sang hai bên, vẫn được dùng cho đến ngày nay đã xuất hiện nhiều loại cày cải tiến. Sử dụng nhiều bừa đôi trong một lúc đã làm tơi đất dễ dàng, nhanh chóng. Cuốc cũng có nhiều loại: dùng vạc bờ, làm cỏ, cuốc đất, đào rễ cây… Cào cỏ đã được dùng phổ biến. Khi gặt đồng bào thường dụng liềm, hái nhắt.

Trước đây trên những chân ruộng sâu sẵn nước thường cấy hai vụ lúa mùa và đông xuân (chiêm rét, chiêm xuân. nam ninh), ở những chân ruộng cạn, đồng bào tranh thủ trồng ngô xuân hoặc lúa mì. Sau khi gặt lúa mùa xong họ lại trồng khoai lang, khoai tây và rau đậu. Khi trồng các loại cây đó do đất đã được xới, nên việc chuẩn bị đất để cấy lúa cũng sẽ dễ dàng hơn.

Thời vụ gieo trồng được thực hiện khá chặt chẽ, đồng bào chủ yếu dựa vào các tiết âm lịch, nhưng đồng thời cũng dựa vào các hiện tượng tự nhiên để tiến hành canh tác. Thường khi có hoa gạo thì trời đã ấm áp lúc đó có thể trồng ngô; khi quả đậu da ngả màu tím thì nên cấy lúa (mác phầu cắm hăm mạ, lốc chả đăng nà)… Đối với lúa chiêm rét thường phải cấy xong vào trước tết, còn lúa xuân thì phải xong vào tháng ba. Vụ mùa là vụ lúa chính phải cố gắng đảm bảo đúng thời vụ, cấy xong vào tháng năm. Đồng bào hay nói: “rửa cày, bừa ăn tết tháng 6 thì tốt lúa”.

Tập quán bón lót rất phổ biến. Xưa kia trong những ngày mùa, đồng bào thường giúp nhau đưa phân ra ruộng, lần lượt từ nhà này qua nhà khác, mỗi ngày có đến 20,30 người đổi công cho nhau. Bón thúc tiến hành trên những đám ruộng xấu và thường kết hợp với làm cỏ. Trên những chân ruộng sâu, đất chua còn được bón thúc bằng vôi. Việc làm cỏ lúa ít ra là hai lần và người ta mong muốn kết thúc công việc này trước tết 15 tháng 7.

Tùy điều kiện mỗi nơi đồng bào đã gắng công làm thủy lợi. Ngoài việc be bờ, cày sâu bừa kỹ để ruộng có thể chứa nước được lâu, họ còn làm phai, làm guồng nước (con) đưa nước lên ruộng thường xuyên; tại những nơi không gần suối, đồng bào ngăn các khe núi thành những hồ nhỏ để lấy nước tưới ruộng khi cần. Nước ruộng bao giờ cũng được giữ ở mức độ nhất định phù hợp với sự sinh trưởng của cây lúa.

Hầu hết các vùng Tày đều đập lúa tại ruộng. Đồng bào đập lúa trên hai đầu của mảng gỗ (lỏng) có phên che hai sườn hoặc đập trên kệ gỗ có cót che ba phía. Lúa đem về được quạt sạch phơi khô rồi mới đưa vào kho. ở một số nơi, lúa cắt về phơi khô trước khi đập. Sau đó chỉ cần quạt sạch là có thể đổ ngày vào bồ. Đối với một vài giống lúa nếp người ta dùng nhíp cắt lấy từng bông, bỏ thành cụm đem về để trên gác, khi dùng mới vò.

Bên cạnh ruộng, bất cứ ở đâu nương cũng chiếm vị trí khá quan trọng trong sản xuất lương thực, thực phẩm. Đồng bào làm nương bãi, nương chân đồi hay ven rừng trồng ngô, sắn, đậu, khoai, gừng, lạc, mía, vừng, bông, chàm… Ngô thường được trồng hai vụ. Sắn, tuy mới phát triển trong mấy chục năm gần đây, nhưng chiếm một diện tích đáng kể.

Đồng bào có nhiều kinh nghiệm trồng xen canh, gối vụ trên các loại đất. Xen canh với ngô ở trên nương có các loại đậu, nhất là đậu tương. Sau khi thu hoạch ngô, đậu thường trồng khoai lang, Xưa kia vào vụ đông xuân đồng bào ta cấy xen lúa xuân với lúa mùa. Sau khi cấy lúa xuân được hơn một tháng, người ta cấy tiếp lúa dài ngày. Gặt xong lúa xuân, lúa mùa mọc mạnh, khi đó họ đập gốc ra xuống, bón thêm phân. Sau vụ mùa, ruộng còn được trồng nhiều loại cây. Còn giá trị như là phương tiện tàng trữ. Tuy vậy việc trao đổi với nhau bằng hiện vật vẫn còn; những lái buôn thường mang các thứ như thuốc lào, đồ sành, đồ sứ, thực phẩm đến nông thôn đổi mua bán tương tự như làm đậu phụ, mổ lợn để đổi lấy lương thực. Hình thức trao đổi này càng phổ biến ở những nơi không có chợ.

*

* *

Bản, đơn vị cư trú của người Tày, thường ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông suối. Tên bản thường gọi theo tên đồng ruộng, khúc sông hay giếng nước như: Nà Chà, Tà Cáp, Bô Lếch, Tồng Mu… Không có những bản gọi theo tên người đã quá cố. Bản trung bình có từ 20 đến 25 nhà, bản lớn 60 đến 70 nhà. Cũng có những bản trên 100 nhà. Nhà cửa trong bản được xây cất theo thế đất, đằng sau dựa vào núi phía trước nhìn ra cánh đồng. những bản to còn được chia làm nhiều xóm nhỏ như làng ở miền xuôi, gọi là Còn, Còn tửu, Còn nưa, Còn dâng, Còn chang, Còn nọc… ở nhiều vùng bản có lũy tre bao quanh. Riêng ở biên giới có những bản còn xây thêm tường đá bao bọc rất kiên cố, phòng trộm cướp. Nhiều bản thường chỉ có người Tày, nhưng cũng có nơi còn có các dân tộc anh em, nhất là người Nùng. Nhìn chung cư trú xen kẽ Tày Nùng trong một bản là hiện tượng phổ biến.

Nhà cửa người Tày có thể gồm ba loại chính: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ. Về kiến trúc mỗi loại bao gồm nhiều kiểu khác nhau.

Nhà sàn là loại hình phổ biến gồm hai kiểu: nhà sàn bằng gỗ và nhà sàn tường đất. Nhà bằng gỗ có loại sơ sài, cột chôn xuống đất, mái tranh vách nứa. Có loại làm kĩ lưỡng hơn . Cột kê trên đá tảng, lắp ráp bằng mộng, lợp bằng ngói “âm dương”, lá cọ hay tranh. Sàn lát ván hay giát. Xung quanh ghép ván hay phên nứa. ở một số nơi tường xây bằng đá hoặc tường đất trình. Nhà cột kê thường được dựng theo quy mô rộng: 3 gian, 5 gian, 7 gian, có khi còn thêm hai chái. Mỗi gian rộng từ 2m50 trở lên, riêng gian giữa rộng trên dưới 3m. Nhà thường có hai mái hay bốn mái. Sàn phơi tùy từng vùng được dựng ở phía trước hay đầu hồi của nhà, nhưng đều gắn với cửa chính. Ngoài ra còn có một sàn nhỏ, gọi là slic, được dựng ở một trong hai góc nhà phía sau, có thang lên xuống, đặt nước và để người nhà đi lại khi có khách. Nhà sàn của người Tày là loại nhà tổng hợp. Trong nhà có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách, bếp nấu ăn, cối giã… trên gác thường để thóc ngô và dụng cụ gia đình. Gầm sàn là chuồng gia súc là chỗ để nông cụ. Tuy nhiên, ở nhiều nơi chuồng trâu, chuồng lợn thường đặt ở gian chái hoặc nơi mà trên sàn không có chỗ ngủ.

Nhà đát, về kỹ thuật xây cất và bố trí, giống như: nhà sàn, tường trình, mái lợp ngói hoặc vách nứa, mái tranh. Cũng có nơi bên cạnh nhà ở còn làm thêm nhà kho, chuồng gia súc và sàn nhỏ để phơi lúa. Bếp được đặt trong nhà hoặc có nhà bếp riêng sát ngay căn nhà ở.

Nhà phòng thủ được xây dựng theo kiểu pháo đài. Cả khu nhà gồm một căn nhà chính xây bằng đá hoặc đất, xung quanh là nhà phụ và các lô cốt. Tất cả các kiến trúc này được nối liền với nhau bằng những hành lang xây kín, có lỗ châu mai. Đôi nơi có kiểu nhà mà sàn gác hoặc trần nhà được trát một lớp đất để phòng hỏa hoạn.

Trước Cách mạng Tháng Tám, trong các thôn xóm ngoài các loại nhà trên đây, đã mọc lên những nhà gạch thậm chí có nhữg xóm nhà gạch chiếm da phần. Tùy từng gia đình, nhà có thể có hoặc không co trần. Cách bố trí bên trong đã thoát khỏi lối cổ truyền, hoàn toàn theo kiểu thành thị.

Cách xây dựng và bố trí bên trong nhà ở, tùy theo vung có một vài đặc điểm riêng, ở Cao Bằng bàn thờ tổ tiên đặt ở giữa nơi có vách ngăn đôi nhà, nhìn thẳng ra cửa chính. Phía sau bàn thờ là bếp. Chỗ ngủ của nam giới, chỗ tiếp khách nam thường ở phần ngoài. Chỗ ngủ của phụ nữ, chỗ tiếp khác của nữ thường ở phần trong. Phần lớn các chỗ ngủ, nhất là chỗ ngủ của nữ giới, đã được ngăn thành buồng riêng. Nhà ở vùng này có một nóc và sàn ở phía trước. Còn nhà ở Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, phần lớn làm bằng gỗ, mái cọ, cửa chính thường mở ở phía đầu hồi, nhìn ra sàn. Bàn thờ đặt ở gian giữa hay gian cuối đối diện với gian có cửa. Nhà không có cột nóc mà chỉ chống nóc bằng trụ. Bếp gần như đặt ở giữa nhà. Chỗ ngủ có nơi làm thành buồng có nơi không.

Xưa kia, nhiều nhà sàn được xây dựng bằng những loại gỗ tốt như nghiến, trai, lim, lát …, bào trơn đóng bén. Không hiếm những căn nhà xây cất cách đây 3, 4 đời mà nay vẫn còn vững chắc.

Ngôi nhà của người Tày với những đặc điểm nếu cải tiến thêm chút ít, vẫn thích hợp vơi cuộc sống hiện tại. Cũng vì vậy, ở những nơi sẵn gỗ nhân dân vẫn làm nhà sàn, tuy nhiên mặt sàn làm thấp xuống, để nhà thoáng mát. Đối với phần lớn nhà đất bếp đã được tách ra khỏi nhà ở. Nhà gạch xuất hiện ngày càng nhiều với những tiện nghi mới.

Tại vùng cư trú của người Tày xưa kia có đình, chùa và hàng năm ở đó thường tổ chức hội hè. Tại nhiều nơi có trường học. Ngày xưa đồng bào còn xây dựng những cầu vòm bằng gỗ nghiến kiên cố, mái lợp ngói. Đó cũng là nơi trú chân cho người đi đường và chỗ nghỉ giữa buổi cho những người làm việc ở ngoài đồng.

Nam cũng như nữ người Tày chủ yếu mặc quần áo vài chàm, hầu như cùng một kiểu: áo dài năm thân, quần lá tọa. Đàn ông quấn khăn hay chít kiểu chữ nhân. áo nữ dài tới bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách phải, cài năm khuy. Vào những ngày hội hè người ta còn mặc áo cánh trắng ở trong có lẽ vì vậy người Tày còn được gọi là người áo trắng (cần slửa khao) để lại phân biệt với người Nùng thường chỉ mặc áo chàm. Phụ nữ còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoản hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là đối với thanh nữ. ở một số nơi thuộc Hà Tuyên và Hoàng Liên Sơn chiếc áo dài nữ năm thân từ thắt lưng trở xuống làm bằng vải khác màu, chiếc áo này cũng thấy ở dân tộc Cao Lan – Sán Chỉ. Cho đến nay những vùng nay vẫn còn nhiều người mặc váy. Cách đây không lâu váy cũng phổ biến ở Cao Lạng và Bắc Thái, phụ nữ vấn tóc quanh đầu, lệch về một phía và trùm khăn vuông ở ngoài. Cách dùng khăn ở nhóm Thù Lao, Pa Dí lại có những nét độc đáo riêng. Tùy từng vùng trước đây chị em đội nón đan bằng giang, nứa lợp lá, nón đen sơn sáp ong. Hiện nay kiểu nón miền xuôi lại xuất hiện phổ biến. Cách trang sức phụ nữ Tày cũng giản đơn. Xưa kia chị em thường đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân và mang xà tích bằng bạc. Có người đeo khuyên vàng. ở một số vùng thuộc Hà Tuyên, phụ nữ có đeo tủi vải thêu hoa văn khi đi chợ. Đến nay quần áo phụ nữ Tày vẫn phổ biến nhất là trong những ngày lễ cổ truyền, nhưng áo cánh, áo sơ mi vẫn được nhiều thanh niên mặc.

Ngày Tày ăn ngày hai bữa chính có thể có bữa phụ vào buổi sáng sớm. ở đại đa số các vùng Tày đồng bào ăn gạo tẻ là chính, nếp thường dùng làm bánh, đồ xôi. Trong những ngày giáp hạt, ngô là lương thực quan trọng. Ngô được xay nhỏ nấu cháo bột, hoặc giã nhỏ nấu lẫn với cơm hoặc cháo. Thức ăn thường hay xào nấu, bên cậnh đó ở một số vùng đồng bào ưa thức ăn nướng trên than hồng hay gói lá vùi tro vóng. Ngoài rau, đậu, thức ăn còn có cá, trứng, đôi khi có thịt. ở Cao Lạng đàn ông hút thuốc lá, còn ở những nơi khác hút thuốc lào. Phụ nữ ăn trầu. Theo truyền thống khách đến nhà thường được đồng bào tiếp đón chu đáo.

ở vùng Tày đường giao thông đã được mở mang ít nhiều. Từ các quốc lộ, đường về bản đều dễ đi lại. Trong những năm qua đồng bào đã bỏ ra nhiều công sức làm mới, tu sửa nhiều tuyến đường, nên ô tô đã có thể đến được cả những xóm thôn xa xôi hẻo lánh.

Phương tiện vận chuyển chủ yếu của người Tày trước đây là các thứ dùng để gánh gồm: dậu, xỏng, cuôi,…những thứ mang tính chất chung của các dân tộc thuộc nhóm Tày – Thái. Dậu thường dùng đựng thóc, xỏng dùng gánh bắp, đất và phân khô. Còn cuôi chỉ dùng gánh phân còn ướt. Tùy từng vùng mà dậu xỏng, được xâu những quai ngắn sau đó làm thêm quai dài hoặc cho vào quang để gánh. Tại những vùng gần sông suối, đồng bào còn chuyên chở bằng thuyền mảng. Ngựa thồ được dùng nhiều ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Xe trâu được dùng ở những vùng có đường sá thuận tiện. Hiện nay thì ở khắp mọi nơi, xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến.

ở người Tày xưa kia có tục cứ cuối năm, mỗi gia đình một người rủ nhau đi sửa đường, bắc lại cầu trong làng xóm của mình. Đồng bào tổ chức giúp đỡ lẫn nhau vận chuyển những thứ cần thiết trong sản xuất và xây dựng nhà cửa. Đó cũng là những dịp bà con gặp gỡ nhau bàn bạc những công việc chung của làng xóm. Nam nữ thanh niêm vui chơi ca hát sau mỗi buổi lao động. Trong điều kiện sản xuất cá thể tục lệ trên đã giúp đồng bào vượt được những khó khăn trong sản xuất và đời sống mà ngày nay nhiều nhân tố tích cực của nó vẫn còn được phát huy.

Quan hệ xã hội, hôn nhân, gia đình

Nhìn chung, xã hội Tày đã khá phát triển, nhưng không đều. ở vùng thấp, dọc các trục giao thông, trình độ phát triển về các mặt đã xấp xỉ miền xuôi, nhưng ở vùng giữa, vùng cao xa xôi hẻo lánh, các quan hệ phong kiến còn ở trình độ thấp, còn giữ lại nhiều tàn tích của các quan hệ xã hội thời xa xưa, phân hóa giai cấp chưa sâu sắc. Tổ chức xã hội kiểu ấy gọi là chế độ Quằng hay Thổ ty. Tổ chức này đã ra đời từ rất sớm, nhưng lại tồn tại dai dẳng, kéo dài mãi tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sở dĩ như vậy, một phần vì sự phát triển nội tại của nó, mặt khác là do chính sách của nhà nước phong kiến Việt Nam. Mặc dù trên phạm vi toàn quốc, bộ máy hành chính nhất là từ thời Lê Thánh Tông trở đi, là thống nhất trên cơ sở trung ương tập quyền, thi hành chính sách áp bức thống trị nhân dân lao động, cũng bắt nhân dân ít người tuân theo luật lệ của triều đình, bắt nộp cống phẩm, thuế khóa, gánh vác các nghĩa vụ, phu phen tạp dịch…để phục vụ lợi ích giai cấp bóc lột, nhưng bản thân chúng không trực tiếp cai trị, mà thông qua bọn chúa đất, thổ tù (Quằng hay Thổ ty) biến họ thành những chức quan của triều đình để thống trị, bóc lột nhân dân địa phương. Để bọn thù trưởng trung thành với điều đình các vua thời ký thường gả công chúa và phong chức tước cho các tù trưởng người Tày. Nhiều tù trưởng vì thế đã trở thành phò mã hay quan chức thân cận của triều đình. Từ thời Lê trở đi triều đình phong kiến Việt Nam còn đặt ra các chức đoàn luyện, thủ ngự, trị châu, đại tri châu để bổ dụng các tù trưởng chúa đất người Tày. Một số tù trưởng có công còn được phong những tước cao như không bình chương sự, thượng tướng quân, đại tướng quân .v.v…

Các tù trưởng mang chức tước cao của triều đình tất nhiên phải phục tùng chính quyền trung ương về mặt chính trị và hàng năm phải nộp một số cống phẩm. Tuy vậy triều đình vẫn dành cho họ những quyền hạn rộng lớn ở địa phương; được quyền cai quản nhân dân địa phương theo phong tục tập quán riêng. Mặt khác, triều đình còn cử quan chức miền xuôi lên miền núi đề trực tiếp cai trị nhân dân. Bọn này thường mang theo họ hàng thân thích, lâu ngày đồng hóa với người Tày, trở thành một thứ quí tộc ở địa phương hoặc còn gọi là những lưu quan. Bọn thổ ty và lưu quan chia nhau cai quản từng vùng.

Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ thổ ty là bọn quí tộc cha truyền con nối cai trị từng vùng được triều đình công nhận, nắm quyền sở hữu tốiđa đối với ruộng nương, rừng rú, suối sông và các nguồn tài nguyên khác trong vùng do mình kiểm soát, có quyền phân phối ruộng đất, mặc dù về nguyên tắc những cơ sở sản xuất này được coi là sở hữu công cộng của các công xã. Ruộng đất chia ra làm nhiều hạng. Hạng tốt nhất thường bị thổ ty chiếm lấy làm của riêng. Nhưng bản thân gia đình thổ ty chỉ tự canh tác những ruộng đất ở gần; còn ở các xã thì bắt nhân dân sở tại phải lao dịch không công, chúng qui định mỗi gia đình phải đóng góp số ngày công. Bọn tay chân của thổ ty và họ hàng của chúng cũng có quyền chiếm một số ruộng đất. Còn những người trong bộ máy phục dịch của thổ ty và lĩnh tráng tại ngũ cũng được một phần ruộng. Số còn lại, thường kém màu mỡ, canh tác khó khăn, được đem chia cho các gia đình. Nhưng trước đó, số ruộng này còn bị bớt lại một phần (gọi là một hua nà) cho những người làm nghề cúng ở đền miếu gọi là nà chùa, một số ruộng khác nữa dùng để trả công cho những người làm một công việc cụ thể mà thổ ty đã qui định. Ví dụ, người chuyên vót đũa cho thổ ty được một phần ruộng gọi là nà thú (ruộng đũa) người chuyên cúng cho gia đình thổ ty được nhận ruộng gọi là nà mo (ruộng cúng); nà toỏng quản cho người xem xét công việc ma chay khi trong nhà thổ ty có tang; nà thống lộng cho người chuyên làm than lót huyệt; nà rang cho người thay mặt con trai cả thổ ty trong tang lễ; nà pọng cho người phụ trách nấu nướng trong đám tang; nà mụ cho người chuyên đón dâu cho gia đình thổ ty; nà chép cho người chuyên ghi chép những người đem lễ vật đến nộp trong các dịp hiếu hỉ; nà bếp cho người chuyên hái rau (lúc ăn chay); nà cái lìn cho người chuyên bắc máng nước lần về nhà thổ ty…Kể ra có tới vài chục thứ ruộng như thế; nhưng diện tích không đều nhau, sản lượng từ vài gánh cho tới vài chục gánh. Số ruộng ấy không được đem làm của cải thừa kế, nghĩa là chỉ được canh tác khi còn làm một việc cụ thể cho gia đình thổ ty.

Về quan hệ bóc lột, hình thức chủ yếu mà thổ ty hoặc Quằng sử dụng là tô lao dịch và cống phẩm. Lao dịch lại chia làm nhiều hạng. Những nông dân tự do, thường có ruộng riêng để cày cấy, đời sống tương đối ổn định, có thể có một số gia đình khá giả, nhưng lại phải canh tác số ruộng của thổ ty đã chiếm trong thôn bản nào đó. Họ phải tổ chức thay phiên nhau hoàn thành tất cả các khâu canh tác từ cày cấy, bón phân, làm cỏ cho tới khi gặt đập, cho thóc vào kho (ở địa phận nào cũng có kho thóc của thổ ty). Hình thức này gọi là khẩu phướn. ở những miền xa hơn, hẻo lánh hơn, thường không có ruộng riêng của thổ ty, và cư dân ở đấy thường bao gồm nhiều thành phần khác nhau, thì người ta phải thay phiên nhau đến phục dịch, sản xuất tại nhà thổ ty, mỗi phiên như vậy thường gồm vài chục người làm trong một tuần hoặc chục ngày; những người này, trong quan hệ với thổ ty gọi là lục rượn (người nhà). Ngoài ra, ngay trong gia đình thổ ty có từ vài chục tới hàng trăm người phục vụ, họ phải hoàn thành các công việc từ nội trợ cho tới các công việc đồng áng: những người này thường xuất thân từ lớp người quá nghèo, nợ nần không phải trả được hoặc phạm tội. Trong quan hệ với thổ ty họ là lục khỏi (tôi tớ hay gia nô). Gia nô không được chút quyền tư do, họ có thể lấy vợ lấy chống, nhưng con sinh ra đều phải chịu số phận như bố mẹ chúng.

Ngoài ra, địa phương nào có thứ gì quí như cốm, mật ong, mật gấu, hổ cốt, hươu, nai, tôm cá .v.v…đều phải nộp cho chúng, với tính cách là cống phẩm.

Để bảo vệ quyền lợi, đảm bảo sự thống trị bóc lột của mình đối với quần chúng lao động, bọn thổ ty thường tổ chức ra một đội quân. Lực lượng vũ trang này được phân ra làm hai đội gọi là đội nội và đội ngoại. Đội nội có nhiệm vụ canh phòng bảo vệ gia đình thổ ty; đội ngoại có nhiệm vụ bảo vệ trị an trong vùng khi cần thì phải giúp triều đình đi đánh dẹp. Nó cũng được chia ra làm tiền, tả, hữu, hậu và trung quân. Thời bình thổ ty cũng thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, khi lâm sư mới tập hợp lại; hàng năm có diễn tập ôn luyện. Thổ ty trực tiếp chỉ huy quân đội. Bên cạnh đó chúng còn định ra các lệ luật, hình phạt.

Để tỏ uy thế, quyền hành của mình, thổ ty còn qui định không ai có quyền làm nhà to và đẹp bằng căn nhà của thổ ty. Hàng năm vào dịp lễ tết, đặc biệt trong lễ tảo mộ, chúng bắt nhân dân trong vùng đem theo lễ vật đến để tảo mộ cho nhà thổ ty trước khi làm lễ tảo mộ ở gia đình mình. Đang đi thấy thổ ty phải phủ phục cạnh đường, chỉ khi đi qua mới được đứng lên; đi ngang qua nhà thổ ty phải ngả nón, mũ tỏ ý kính trọng. Giai cấp thống trị còn định ra cách thức trang phục khác nhau giữa thổ ty và dân thường. Chúng còn bắt nhân dân phải gọi là chẩu mường, chiềng cần, quằng (đối với bản thân thổ ty), chiềng nàng, chiềng á (đối với vợ, con dâu thổ ty), phè (đối với con gái), chiềng hầu, ông báo (con trai thổ ty).

Đi tới đâu, thổ ty đều mang theo các thủ hạ, sách nhiều nhân dân, bắt người ta phải phục vụ, phải góp tiền của để chúng ăn chơi phè phỡn.

Nhưng từ giữa thế kỷ XIX chế độ quằng, thổ ty đã tan rã, chỉ trừ một số vùng hẻo lánh, như vùng giáp nhau của ba tỉnh Cao Lạng, Bắc Thái, Hà Tuyên. Còn ở các nơi khác quan hệ xã hội – Kinh tế đã phát triển cao, phân hóa giai cấp đã sâu sắc. Về mặt tổ chức hành chính, Việt Bắc nằm trong hệ thống chung của cả nước, phân cấp quản lý theo nguyên tắc lãnh thổ; các tỉnh, châu huyện, tổng xã được định rõ; đứng đầu các tỉnh thường là quan chức người việt hay tày, nhưng từ cấp phủ, châu huyện đến tổng xã thường do người địa phương nằm.

Từ khi thực dân Pháp đặt được ách thống trị ở nước ta, xã hội Tày, cũng như trong phạm vi toàn quốc, là chế độ thực dân nửa phong kiến. Nhưng bộ máy cai trị có đôi điểm khác nhau, tổ chức theo lối quân sự. Thực dân Pháp chia các tỉnh miền núi thành những đạo quân binh riêng. Đứng đầu mỗi tỉnh như vậy là một tên công sứ người Pháp, thường là trung tá hoặc đại tá, không những nắm quyền quân sự mà còn cả hành chính với một bộ máy giúp việc là người địa phương. ở châu huyện chúng đặt ra chức đại lý do một tên trung úy nắm để giám sát các công việc của bọn tay sai. Chúng thiết lập một hệ thống đồn bốt dày đặc và một hệ thống chỉ điểm từ tỉnh tới tận thôn xóm, một hệ thống nhà tù, trại giam…nhằm đàn áp các cuộc nổi dậy, đấu tranh của nhân dân.

Tuy thế, thực dân Pháp vẫn duy trì bộ máy thống trị trước đây, có điều chúng nắm tầng lớp thống trị địa phương một cách chặt chẽ hơn, tước bỏ một số đặc quyền của bọn này, như quyền tổ chức lực lượng võ trang, quản lý quân sự,…nhằm tránh những hiểm họa cho chúng. Tổng đốc, tuần phủ, án sát (ở tỉnh) Tri phủ, Tri Châu, Tri huyện, Tuần tổng, Bang tá (ở phủ huyện), chánh phó tổng, chánh phó lý, trương tuần, tổng đoàn, xã đoàn, trưởng thôn…trở thành những tay sai đắc lực cho thực dân Pháp, thông qua hệ thống tổ chức hành chính này thực dân Pháp nắm và cai trị nhân dân miền núi.

Về mặt kinh tế, thực dân Pháp duy trì và củng cố quan hệ bóc lột phong kiến sẵn có, kết hợp với bóc lột của đế quốc thực dân, củng cố giai cấp địa chủ phong kiến, tạo ra bọn cường hào gian ác làm chỗ dựa chính trị cho chúng. Bọn thực dân cũng ra sức chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa hoặc cây công nghiệp. Vì dụ ở Tuyên Quang, từ năm 1897 đến 1914 chúng đã chiếm tới 18.832 hécta ruộng đất, lập ra 144 đồn điền; ở Thái Nguyên, đến 1913 chúng chiếm 39.749 hécta; ở Hà Giang chúng chiếm hơn 1.000 hécta. Quanh đồn Tà Lung (Cao Lạng) chúng đoạt mất ngót 700 hécta để trồng mía hoặc phát canh thu tô.

Để vơ vét tài nguyên, từ sau chiến tranh thế giới lần I, thực dân Pháp đã phát triển một số ngành khai khoáng. Cũng nhằm mục đích đó, chúng buộc phải mở các trục giao thông. Ngoài những đường sắt còn có các đường quốc lộ với một hệ thống đường tiểu mạch đến tận huyện, xã, trong đó có một số đường xe cơ giới có thể đi được. Những trục đường giao thông này ngoài mục đích quân sự, vơ vét tài nguyên giàu có của miền thượng du, cũng góp phần đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa, làm cho tính chất hàng hóa của sản xuất và trao đổi giữa các vùng được tăng cường.

Bọn thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế với mức độ ngày càng nặng nề. Trước kia mỗi suất đinh chỉ phải nộp một quan tiền, trị giá 14 xu, nhưng trong thời thực dân phải đóng, lúc đầu là 0,50 đ, sau đó lên tới 2,00 đ rồi trên 3,00đ (trong khi 1kg thịt chỉ giá 8 xu hay 1 hào, một con vịt trị giá 5 xu). Tệ hại và dã man nhất là người đã chết, nhiều khi cũng không được miễn thuế, vì mức thuế đã phân bổ theo từng làng xã. Thuế điền thổ, tùy từng hạng, phải đóng từ 1đ tới 1đ50; thuế kiểm lâm cũng là một gánh nặng đối với nhân dân. Bên cạnh đó còn có các thuế phụ thu: thuế chợ, thuế đò, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thuế sòng bạc… Ngoài ra, bọn chúng còn bóc lột nhân dân lao động bằng sưu dịch, phu phen. Lúc đầu chúng quy định hàng năm mỗi tráng đinh phải đi thu 48 ngày, sau đó rút xuống một nửa, nhưng 24 ngày ấy phải thay bằng tiền, rồi lại giảm xuống chỉ còn 20 ngày, nhưng lại phải nộp thuế thân thêm 2,00đ nữa.

Về văn hóa xã hội, bọn thực dân Pháp thực hành chính sách ngu dân thâm độc, kìm hãm nhân dân trong vòng tối tăm lạc hậu. Một mặt thì chúng cấm học chữ Hán, chữ Nôm; mặt khác lại mở rất ít trường dạy bằng chữ quốc ngữ. Chẳng hạn cả tỉnh Cao Bằng trước chỉ có 24 trường, trong đó 6 trường có đến lớp nhất còn các trường kia thì chỉ có lớp I, lớp II. Mỗi tỉnh có một bệnh viện với số giường bệnh rất hạn chế, chỉ phục vụ bọn thực dân và tay sai của chúng. ở các huyện đều có bệnh xá nhưng chủ yếu là nơi phát thuốc, phục vụ lính tráng và bọ công chức. Trái lại những tệ nạn xã hội lại được chúng khuyến khích, như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút…Hậu quả là ngày càng bần cùng hóa nhân dân lao động và làm cho phân hóa xã hội thêm sâu sắc.

Nhưng sự phân hóa không đều. ở vùng thấp, địa chủ chiếm khoảng 3% dân số với khoảng 20 – 30% tổng diện tích ruộng đất; phú nông chiếm 3 – 4 % số hộ với khoảng 10% ruộng đất. ở vùng giữa, mức độ phân hóa thấp hơn, giai cấp bóc lột chỉ chiếm khoảng 1 – 2% số hộ với 6 – 10 % tổng số diện tích. Trong các thôn xóm vùng cao, hẻo lánh tuy không có địa chủ phú nông, nhưng những xóm làng này, như trên đã nói, lại nằm dưới quyền kiểm soát của bọ thổ ty, quằng còn rơi rớt lại, nên cư dân thường thuộc tầng lớp lệ nông, bán tự do, trong quan hệ với tầng lớp trên, họ là lục rượn, lục khỏi (người già, gia nô).

Trong tầng lớp trung nông, theo phân định trong cải cách dân chủ, cũng có trung nông trên, bình thường và trung nông dưới. Trung nông, nói chung, chiếm hầu hết cư dân trong thôn xóm. Họ có một số ruộng riêng để canh tác; nhưng thường thường chỉ có vài ba mẫu, ít thì một, hai mẫu; trâu bò có từ hai, ba đến vài chục con; với cơ sở sản xuất ấy đa phần các gia đình trung nông thường đủ ăn, một số có phần dư dật, cũng có những gia đình thiếu ăn từ một đến hai tháng, nhưng họ có thể vượt qua những khi thiếu đói dễ dàng vì chăn nuôi được nhiều, và có các hoa màu phụ (như ngô, mạch, khoai, sắn…). Trong tầng lớp trng nông cũng có sự phân hóa: một số thì ngày càng nghèo đi, trái lại, một số, ít hơn, ngày thêm khá giả…Bần nông, thường ít ruộng đất, trâu bò hơn trung nông, và thường thiếu đói từ hai đến bốn tháng. Họ thường phải nhận ruộng cầy rẽ. Cố nông hầu như không có. Thiều ruộng, trâu bò, họ có thể phát rừng làm rẫy, và phần nào nhận lĩnh canh theo lối tó còn (mỗi người một nửa). Có một số người chuyên làm thuê, nhưng thường chỉ trong từng vụ từng việc.

Trước cách mạng Tháng Tám trong xã hội người Tày còn bao gồm một số tầng lớp xã hội, có ít nhiều ảnh hưởng trong mọi mặt sinh hoạt của dân tộc. Trong thời phong kiến, do nho học được coi trọng, đã làm nảy nở lớp nho sĩ, chủ yếu là nho sĩ bình dân. Xuất thân không những từ tầng lớp trên, mà còn từ nhân dân lao động. Có người là quan chức trong bộ máy chính quyền phong kiến, có một số chuyên dạy học. Có thể nói, họ là những người am hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử của địa phương, góp phần đáng kể vào việc xây dựng ngôn ngữ và văn học dân tộc. Đến nay còn lưu danh một số người có công xây dựng nền văn học thành văn của dân tộc Tày như Quỳnh Vân, Quản Nhạc, Hà Vũ Bảng, Lý Tế Khanh…(những người này đã đỗ tú tài thời Mạc). Tầng lớp này có quan hệ mật thiết với nhân dân và được quần chúng coi trọng. Từ khi Pháp xâm lược tầng lớp nho sĩ dần mai một đi do ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây và do chính sách ngu dân của bọn thực dân. Tuy vậy, trong từng thời kỳ cũng có những nhà thờ mà nhiều người biết đến như Hoàng Đức Hậu (Đồ Hậu)…

Tầng lớp mo then, tào bụt cũng khá đông đảo. Bản thân những người làm nghề này cũng tham gia lao động sản xuất; họ thừa hưởng những kinh nghiệm, kiến thức của cha ông, nắm được phong tục tập quán dân tộc, nên trong các việc quan, hôn, tang, tế…nhân dân thường mời họ tới giúp. Những tầng lớp này thường bị bọn phong kiến thực dân lợi dụng để thống trị nhân dân về mặt tư tưởng, tinh thần.

Bên cạnh đó, trong giai cấp công nhân Việt Nam đã có những người xuất thân từ dân tộc Tày. Xuất thân từ nông dân, những người công nhân Tày có liên hệ chặt chẽ và có một ảnh hưởng to lớn trong nông dân lao động. Đó là một yếu tố làm cho nông dân lao động sớm giác ngộ và nhanh chóng tập họp lại dưới ngọn cờ cách mạng dân tộc dân chủ của Đảng.

Về mặt giác ngộ và tập hợp lực lượng theo ngọn cờ cách mạng của Đảng còn phải kể tới vai trò của những thanh niên học sinh của trường phổ thông mới lớn lên, xuất thân từ nhiều thành phần giai cấp khác nhau. Tầng lớp này, vào thời ấy, số lượng hãy còn ít, nhưng họ là những người hăng hái, sôi nổi, nhạy bén với thời cuộc; dễ tiếp thu những cái mới, sớm giác ngộ cách mạng. Được Đảng và Bác giáo dục rèn luyện, họ trở thành những cán bộ của Đảng.

Nhìn chung đã từ lâu ruộng đất, trừ rừng núi, đất hoang, sông ngòi, đồi cỏ .v.v…đều là của tư nhân, trở thành tài sản kế thừa cố định của gia đình. Số ruộng đất thì cố định, mà nhân khẩu không ngừng tăng lên, nên càng về sau bình quân ruộng đất của các gia đình giảm xuống. Nghiên cứu phân bố các khoảnh ruộng của từng gia đình trong thôn xóm, ta thấy chúng đã bị xáo trộn đáng kể. Nếu trước kia những đám ruộng của từng gia đình thường liền khoảnh thành những khu riêng thì nay có thêm những chủ ruộng thuộc các dòng họ khác nhau. Hiện tượng đất bị xâm canh đã khá phổ biến. Điều đó chứng tỏ ruộng đất đã được đem trao đổi, mua bán, cầm cố, tặng nhau. Tình trạng tranh chấp ruộng đất và giành giật nguồn nước trong thôn xóm, thậm chí trong dòng họ đã thấy phổ biến ở nhiều nơi. Bọn địa chủ phú nông, và cả tầng lớp khá giả hơn trong nông dân lao động nữa, thường bằng con đường cho vay lấy lãi dần dần tập trung vào trong tay mình nhiều ruộng đất và thường là ruộng tốt. Người vay, đến thời hạn do đôi bên thỏa thuận, bằng khế ước, mà không trả được nợ, buộc phải gán nợ bằng ruộng và thường là ruộng tốt (gọi là tểm nà srằy).

Rừng rú, đồi gò, đất hoang…Tuy vẫn được coi là của chung toàn bản, song mỗi gia đình thường chiếm làm của riêng để trồng một số cây lưu niên như trẩu, hồi, chè…hoặc trồng các loại cây mà hàng ngày cần dùng như mai, vầu, trúc, chuối, và các loại cây ăn quả (lê, mận, đào, cam, quít…).

Tuy nền tư hữu đã phát triển, nhưng công xã nông thôn vẫn tồn tại dưới dạng tàn tích. Vẫn như xưa, phạm vi của bản còn được xác định mà ai cũng biết, người bản này không thể tùy tiện phá rừng làm rẫy, khai thác nguồn lợi thiên nhiên của bản kia. Một số ruộng bị xâm canh, nhưng người chủ mới của số ruộng ấy thường phải tham gia đắp phai đập, khơi mương máng .v.v…sự phân hóa xã hội không ảnh hưởng gì mấy tới quan hệ giữa các gia đình trong chòm xóm. Là bà con làng giềng, sớm tối luôn có nhau, nên thường cưu mang lẫn nhau; ứng xử với nhau theo lối mầu dèn câu doài (hòn đá ném đi, hòn chì ném lại). Tục ngữ Tày có câu: Phì noọng tam tó, bó tay phì noọng só rườn (anh em ruột, không bằng bà con ở ngay bên cạnh). Sự trọ giúp lẫn nhau không phải chỉ trong mặt đời sống hàng ngày (như trong ma chay, cưới xin với các tổ chức phường, phe) mà còn trong sản xuất nữa; xưa nay người ta còn gọi đó là tục ván nà, ván slèng. Sự gắn bó, nương tựa nhau, một phần, ví nhu cầu bảo vệ lẫn nhau khi nền an ninh ở địa phương không đảm bảo, khi có trộm cướp. Do đó hình thức tự quản trong chòm xóm được duy trì ở mức độ nhất định. Xưa kia bản có thẩu (người đứng đầu bản), mường có chẩu (người đứng đầu mường). Thẩu bản, chẩu mường nắm luật tục, nắm cả nhân quyền và thần quyền; nhưng trước Cách mạng Tháng Tám ít lâu, do bộ máy hành chính của phong kiến thực dân đã với tận các chòm xóm, thẩu bản chỉ còn làm nhiệm vụ cúng bái trong bản như cúng thổ công, cúng ở đình, hòa giải xích mích, nhắc nhở bà con giữ tình thân thiện, tuân thủ các lệ tục của bản mường. Ông ta thường bàn bạc với các bô lão, những người có uy tín trong bản về các mặt của đời sống, như hô hào bà con bắc cầu, làm đường, đắp mương phai, sửa sang bản làng .v.v…Nhiều thẩu bản cũng là trưởng xóm giúp việc cho bọn lý dịch ở địa phương.

Nhưng tính cộng đồng của bản thôn còn biểu hiện mạnh mẽ hơn cả vẫn là trong các mặt sinh hoạt văn hóa tinh thần, như trong các lễ cúng bái, cầu mùa, hội hè…của toàn bản mà mọi người tham gia với cả nhiệt tâm.

Cũng nhằm mục đích đoàn kết, tương trợ nhau trong đời sống ở người Tày thường có tục kết bạn (hắt tồng) không những với người cùng dân tộc mà còn với cả người các dân tộc khác nữa, không những trong địa phương mình mà còn với người ở địa phương khác, có khi ở cách xa hàng ngày đường.

Cùng với sự phát triển của chế độ tư hữu, quan hệ gia đình cũng đã đạt được những bước tiến lớn lao. Cho tới Cách mạng Tháng Tám ở người Tày hầu như đã vắng bóng hẳn kiểu gia đình lớn, con cháu nhiều đời chung sống với nhau dưới một mái nhà. Gia đình nhỏ phụ quyền vừa là tế bào xã hội, vừa là một đơn vị kinh tế, thường bao gồm cặp vợ chồng và con cái của họ. Cũng có thể trong gia đình kiểu này còn bao gồm cả bố mẹ già, các em trai chưa vợ, các em gái chưa chồng nữa.

Chủ gia đình thường là người chồng, điều khiển mọi công việc sản xuất, tổ chức sinh hoạt, có trách nhiệm cúng bái và là người đại diện gia đình trong quan hệ với người ngoài, tham gia bàn bạc giải quyết các công việc của bản thân, có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và dựng vợ gả chồng cho con cái. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là người gia trưởng chuyên quyền độc đoán. Người vợ cũng có một vai trò quan trọng, hỗ trợ chồng trong mọi công việc sản xuất, có trách nhiệm chính trong việc nội trợ, quản lý tài sản, nuôi dạy con cái.

Tính chất phụ quyền trong gia đình người Tày thể hiện rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên như vợ phải nghe lời chồng. Giữa cô dâu và các bậc trên có sự cách biệt nghiêm ngặt, như không được ngồi ngang hàng, ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu với bố, anh chồng, không được tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, chú, bác, anh, chồng. Đó là biểu hiện của lễ giáo phong kiến.

Cũng như bất cứ xã hội phụ quyền nào, người Tày thường quý trọng con trai hơn. Người ta mong muốn có con trai duy trì tôn thống, tức là trên để tế tự tổ tiên, dưới để lưu truyền huyết thống; để kế thừa tài sản, câu thành gnữ của người Tày : “nhình đại, chài ớ!” nói lên một cách đầy đủ tinh thần tôn trọng nam khinh nữ. “Giá thôi!” (nhình đại) biểu hiẹn lòng buồn rầu khi trả lời một người nào đó hỏi thăm tới; trái lại, “trai đấy” (chài ớ) biểu hiện lòng hớn hở, tự hào. Lúc còn nhỏ các con ở chung với bố mẹ, khi lớn lên, thành hôn, bố mẹ cho ra ở riêng, chia cho một phần gia sản. Gia sản thường chia đều nhau, bố mẹ cho ra ở riêng, chia cho một phần gia sản. Gia sản thường chia đều nhau, bố mẹ giữ lại một phần, nhiều ít tùy ý, phần này được đem gộp vào phần của người con trai mà bố mẹ sẽ cùng sống cho đến lúc về già. Người con trai này không những phải phụng dưỡng khi bố mẹ già yếu, mà con phải cùng bái sau khi bố mẹ khuất bòng. Thường thường con trai trưởng lãnh lấy trách nhiệm này và thường được các em tôn trọng. Con gái không được hưởng gia sản, trừ một số mà cha mẹ làm của hồi môn, đôi khi được một con trâu, nếu gần thì được thêm thửa ruộng…Những gia đình không có con trai, thường cưới rể đời cho con gái. Con rể có khi không cần phải đổi họ, nhưng con theo họ mẹ và được hưởng gia sản, thờ phụng tổ tiên nhà vợ.

Sự phân công lao động theo giới và tuổi tác có thể đã từng tồn tại lâu trong xã hội và gia đình người Tày. Khi hỏi thăm sản phụ người ta thường dùng câu hỏi: “đánh cá hay hái rau?” (tức pia su kết phjắc?) hoặc cầm bút hay kim chỉ? (cặm bút sụ khêm mây?) thay cho câu: “con trai hay con gái?”. Điều đó chứng tỏ có sự phân công và địa vị của từng giới trong sinh hoạt, sản xuất đã được xác định. Các cô gái chưa chồng, nhờ phong tục tương đối phóng khoáng của xã hội, không bị ràng buộc như các cô gái người Việt. Ngoài những công việc chung của gia đình, các cô gái được phép phát nương riêng để trồng bông dệt vải, trồng ngô lúa, chăn nuôi riêng con lợn hoặc đàn gà…để gây vốn riêng; được tự do đi chợ, dự hội hè, tìm hiểu yêu đương, ít bị cha mẹ ngăn cấm và dư luận xã hội lên án. Trước đây một số các cô gái được đi học, nhưng chỉ đến mức biết đọc biết viết thôi. Từ khi có chữ quốc ngữ, số nữ được đi học nhiều hơn, phần lớn số đó sau này trở thành những phần tử tích cực trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Do chế độ tư hữu đã phát triển, những tiểu gia đình trong một dòng họ ít có quan hệ với nhau về mặt kinh tế. Nhưng ai cũng mong muốn duy trì quan hệ dòng tọc, biểu hiẹn ở sự đoàn kết, đùm bọc, bảo ban nhau trong sinh hoạt hàng ngày, ở tục tảo mộ (mộ tổ) chung mà ta còn thấy ở nhiều địa phương. Bóng dáng của người trưởng tộc đã mờ nhạt lắm, nhưng người đàn ông cao tuổi nắm được lai lịch dòng tộc, có nhiều kinh nghiệm vẫn được cả dòng họ tôn trọng, quí mến, được các gia đình mời đến chủ trì các lễ nghi ma chay, cưới xin, chứng kiến việc chia gia tài. Có họ, người tộc trưởng được hưởng một số ruộng hương hảo, có trách nhiệm cúng giỗ tổ tiên chung cho cả dòng họ. Những người trong một dòng họ có nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau. Các gia đình trong một chi thường thường làm nhà cạnh nhau.

Do chế độ phụ quyền đã thống trị từ lâu, lại được các quan hệ phong kiến củng cố, nên anh em bên ngoại không thân thiết bằng bên nội, mặc dầu vãn được trọng vọng. Vai trò của ông cậu đã mờ nhạt đi nhiều. Nhưng những chú bác ruột thì lại có đủ quyền lực và phải có nghĩa vụ đỡ đầu các cháu nội, nhất là lúc chúng bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải nuôi nấng, dạy bảo, dựng vợ gả chồng và ngược lại, các cháu nội (con của anh em trai) cũng có trách nhiệm đối với chú bác nội; nếu chú bác không có con thì phải có phụng dưỡng khi già yếu, lo toan việc tang ma khi các bậc ấy khuất bóng, và được kế thừa tài sản của chú bác.

Cũng như ở người Việt sự phân biệt trưởng thứ đã rõ rệt, con chú nhiều tuổi hơn vẫn phải gọi con bác ít tuổi hơn là anh là chị.

Vấn đề giáo dục trong gia đình rất được coi trọng, không những nuôi dưỡng lúc còn trẻ thơ mà còn lo xây dựng gia đình, cơ ngơi cho các con, có như vậy đến ngày “ra đi” mới thật yên tâm. Phần nào vì lẽ đó vẫn để dựng vợ gả chồng sớm được đặt ra.

Trước kia, vấn đề này được đặt ra khi con cái vừa đến tuổi 14, 15, có khi sớm hơn, nhưng đến tuổi 17, 18 mới tổ chức cưới. Nhưng cô dâu chưa về ở hẳn nhà chồng sau lễ cưới, mà thường đi lại hai bên gia đình trong một thời gian, có khi tới vài ba năm, đến khi sắp đẻ con đầu lòng mới về hẳn.

Thanh niên nam nữ trong các dịp hội hè, đình đám, tết nhất, trong các ngày chợ phiên, thường gặp gỡ nhau, tổ chức hát lượn (hát ví) tỏ tình với nhau…nhiều trường hợp về sau đã nên vợ nên chồng, nhưng thường phải được sự đồng ý của bố mẹ và số mệnh tương hợp. Do vậy hôn nhân không phải vì tình yêu trai gái, mà là nhằm mục đích được qui định bởi quan hệ xã hội gia đình. ở đây nổi bật lên lòng mong muốn duy trì huyết thống và thừa kế gia sản. Hôn nhân trở thành công việc hệ trọng của gia đình, gia tộc. Vì nền đạo lý phong kiến trọng nam khinh nữ, do đó, mặc dù chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã bền vững, nhưng vẫn bị vi phạm. Người không có con trai thường có ý định cưới vợ lẽ và người phụ nữ buộc phải thừa nhận điều đó là chính đáng. Không những thế mà còn có nhiệm vụ tìm hỏi vợ lẽ cho chồng. Nhưng phần lớn những trường hợp này rơi vào tầng lớp trên, nhất là những kẻ có quyền thế. Còn trong nông dân lao động thì thường nhận con của anh em trai về nuôi và phải được coi như con đẻ. Bất đắc dĩ họ mới phải nhận con nuôi họ khác.

Xây dựng trên cơ sở tư hữu tài sản, quan hệ hôn nhân của người Tày mang tính chất mua bán rõ rệt. Người ta thường không sao dứt ra được những điều tính toán lợi hại về cơ sở kinh tế và địa vị xã hội, nghĩa là xét xem có môn đăng hộ đối hay không. Nhà gái bao giờ cũng mong muốn và tự hào con mình đã được gả, làm ăn ở gia đình tương đối khẩm khá và nhà trai cũng lấy làm vinh hạnh, khi được cô dâu lắm của hồi môn. Tính chất mua bán của hôn nhân thường lộ ra, trở nên công khai trong cuộc mà cả giữa đại diện nhà giá và nhà trai. Người con gái được đánh giá bằng các khoản tiền bạc, rượu thịt, tặng phẩm .v.v…Thành ngữ: “Khai lục nhình”(bán con giá) rất phổ biến trong người Tày, một lần nữa chứng tỏ tính chất đó.

Khi đã thành gia thất, vợ chồng thương yêu nhau thật sự, cùng nhau chăm lo công việc, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng bố mẹ già, ít khi xảy ra ly hôn. Điều đó chứng tỏ hôn nhân một vọ một chồng đã bền vững. Làng xóm thường chê cười, lên án những đôi vợ chồng ăn ở không hòa thuận hoặc thiếu lòng thủy chung. Trong trường hợp ly hôn, nếu vợ đặt vấn đề trước, cô ta phải trả lại nhà chồng một số tiền bạc tương đương với trị giá của các khỏan phí tổn cho hôn lễ. Nếu chồng chủ động trong việc này thì phải phân đôi tài sản và đền bù một số tiền gọi là tiền “rửa mặt” (dào nả) cho nhà gái. Số con cũng được chia đôi.

Đã từ lâu ở rể không còn là một tục nữa, nhưng đôi khi vẫn còn có hình thức ở rể tạm thời (khươi chượng lạo) khi bố mẹ vợ già yếu, các em trai còn nhỏ. Những trường hợp ấy chủ yếu do thông cảm lẫn nhau của đôi bên gia đình; hoặc rể đời (khươi thú phi) khi bên nhà gái không có con trai.

Trước đây, người Tày chủ yếu dựng vợ gả chồng trong nội bộ dân tộc mình, nhưng cấm chỉ quan hệ hôn nhân trong cùng dòng họ, trừ họ xa, khác chi. Những kể loạn luân bị trị tội nặng, phải làm lễ giải tội trước tổ tiên. Kết hôn với những người trùng họ cũng không được người Tày ưu thích. Hầu như không có trường hợp chồng chết vợ lấy anh em trai; nhưng đôi khi có những trường hợp như vậy, song người ta cho rằng nó không phù hợp với luân thường đạo lý. Người ta cũng không đồng tình với việc hai anh em lấy vợ trong cùng một họ, hoặc hai chị em ruột cùng về làm dâu trong một chi họ.

Đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần của người Tày khá phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều yếu tố tích cực, trong sáng, lành mạnh cần được phát huy bên cạnh những yếu tố tiêu cực, lạc hậu cần được khắc phục.

Trước hết nói về tôn giáo tín ngưỡng là yếu tố chủ yếu, có tác dụng tiêu cực, nảy nở trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, khoa học kỹ thuật thấp kém, được bọn thống trị lợi dụng để phục vụ lợi ích của chúng . Cho nên bên cạnh những tàn dư của các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy, như vật linh giáo, ma thuật, bài vật giáo (thờ hòn đá kỳ dị, cây đa to...), những lễ nghi liên quan tới nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, các nghề nghiệp, các hình thái tôn giáo lớn của xã hội có giai cấp ngày càng thịnh hành. Những tôn giáo này không những không bài trừ mà còn kế
Về Đầu Trang Go down
 
DÂN TỘC TÀY
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp A1 :: Văn hoá :: Văn hoá :: Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến