Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
>>>>>Hãy ghi danh. Nếu bạn đã đăng kí, hãy đăng nhập.<<<<<
Mọi thông tin liên hệ:
Email: truong_thanhhung2001@yahoo.com
YM: truong_thanhhung2001
Ghi chú: sử dụng Firefox 3.0 trở lên để trình duyệt diễn đàn tốt nhất
Diễn đàn lớp A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp A1


 
Trang ChínhPortal*Tìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đến với forum lớp 9/1.
Các thành viên mới hãy vào đây để báo danh
Top posters
b0yl0v3 (699)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 
kunam.nam (511)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 
change_of_heart (504)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 
tung_nguyen140 (447)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 
joey_ying520 (390)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 
thanhhung192 (386)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 
blue_fox (349)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 
Mandy tran (319)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 
superstar109 (298)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 
jacksparrow (272)
DÂN TỘC NÙNG Vote_lcap1DÂN TỘC NÙNG I_voting_barDÂN TỘC NÙNG Vote_rcap1 

 

 DÂN TỘC NÙNG

Go down 
Tác giảThông điệp
tung_nguyen140
Rất tích cực
Rất tích cực
avatar


Tổng số bài gửi : 447
Ngày tham gia : 10/10/2009
Tuổi : 28
Đến từ : Reverse World

DÂN TỘC NÙNG Empty
Bài gửiTiêu đề: DÂN TỘC NÙNG   DÂN TỘC NÙNG Icon_minitimeThu Nov 12, 2009 5:02 pm

Với dân số trên 55 vạn, người Nùng cư trú ở các tỉnh Cao Lạng, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh. Có một bộ phận gần đây mới lần lần tràn xuống phía Nam và dừng chân tại miền trung du, sống xen ghép với người Kinh, Cao Lan – Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa và cả với người Dao nữa. Người Nùng cùng với người Tày – Thái nằm trong khối Bách Việt. Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, ở lưu vực sông Cầu và sông Hồng, người nước Âu Lạc với vị thủ lĩnh An Dương Vương Thục Phán đã ra đời, mà người Nùng có thể là một thành phần của nó.

Những nhóm Nùng hiện nay vẫn mang tộc danh Nùng thì mới chỉ di cư sang Việt Nam trong những thế kỷ gần đây. Những gia phả, sách cúng, sách hát đồng bào còn giữ lại được đã cho thấy rõ, họ mới tới Việt Nam được 9 – 10 đời người, tức khoảng 200 – 300 năm nay. Một trong những bằng chứng tỏ rõ người Nùng hiện thời cư trú trên lãnh thổ Việt Nam chưa lâu lắm là những đặc điểm phân bố của họ. Họ ở trong các thung lũng nhỏ hẹp, không đủ điều kiện làm ruộng nước, thường phải khai thác một phần thành nương rẫy, tức đất thổ canh mà thôi.

Đại bộ phận người Nùng ở nước ta là những người di cư sang từ Quảng Tây (Trung Quốc). Họ di cư theo từng nhóm. Nguyên nhân của những cuộc thiên di có thể kể ra hàng loạt, nhưng chủ yếu là do bị áp bức bóc lột nặng nề, bị chèn ép, nhất là bị đàn áp, tàn sát đẫm máu sau các cuộc khởi nghĩa không thành công. Loạn lạc cướp bóc cùng với nạn thiếu ruộng đất cũng thúc đẩy họ đi tìm nơi sinh sống dễ chịu hơn.

Dân tộc Nùng đã hình thành từ lâu, nhưng sự cố kết nội bộ còn ở mức thấp và tiến triển hết sức chậm chạp. Sự tồn tại các nhóm địa phương với những tên gọi khác nhau, những khác biệt trong ngôn ngữ, trong sinh hoạt văn hóa vật chất cũng như tinh thần đã nói lên điều đó. Đều tự nhận là Nùng cả, nhưng cung có khi nhóm này ít thông hiểu nhóm kia. Chẳng hạn người Nùng Phản Sling, Nùng An, Nùng Lòi không thể trao đổi với nhau bằng tiếng nói riêng của mỗi nhóm. Sự sai biệt có thể là từ vựng, nhưng chủ yếu là ngữ âm. Trong khi đó thì tiến nói của một số nhóm, thì lại rất gần gũi vơi tiếng Tày. Giữa các nhóm đó có thể trao đổi với nhau bằng tiếng nói của nhóm mình. Có thể thấy, trong khi tiếng Nùng An khác với các phương ngôn khác của người Nùng, thì về nhiều mặt, nhất là về mặt từ vựng, lại giống tiếng Cao Lan.

Những tên gọi của các nhóm địa phương người Nùng có thể tổ hợp thành hai nhóm:

a) Những tên gọi theo đặc điểm trang phục. Những tên gọi này thường không phải tên tự gọi của mỗi nhóm, mà là do dân tộc lân cận hoặc các nhóm khác của người Nùng đặt ra, ví dụ: Nùng Khen Lài (ống tay áo đáp vài khác màu), Nùng Hu Lài (đội khăn chàm có những đốm trắng), Nùng Slử Tin (mặc áo ngắn chỉ chấm mông) v.v…

b) Những tên gọi theo địa danh, nơi mà từ đó học di cư tới Việt Nam, ví dụ: Nùng An (từ châu An Kết), Nùng Inh (từ châu long Anh), Nùng Phản Slình (từ châu Vạn Thành), Nùng Cháo (từ Long Châu, Nùng Quý Rịn (từ châu Quy Thuận), Nùng Lòi (từ châu Hạ Lôi)…

Ngoài ra còn có các nhóm mà xuất xứ tên gọi của chúng ta chưa thể xác định được, như Nùng Dín, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xìn, Nùng Viền, Nùng Chủ v.v…

Rất có thể trước kia số nhóm địa phương còn nhiều hơn, nhưng đã mai một đi do các nhóm đó cố kết lại, hòa vào nhau. Có thể sau này con số các nhóm giảm xuống nữa. Nhưng điểm đồng nhất là chủ yếu, còn những khác biệt chỉ có tính chất địa phương, thường biểu hiện trong các chi tiết nhỏ. Điều đó cũng thể hiện trong các tên gọi của từng nhóm; danh từ Nùng luôn luôn như là tiền từ của các tên gọi các nhóm địa phương.

Đối với các tộc người nằm trong điều kiện kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp và sự cố kết nội bộ còn thấp, thì không sao tránh khỏi những khác biệt có tính chất khu vực. Nhưng nét này chỉ làm cho cái chung thêm phong phú, đa dạng mà thôi. Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng gia tăng; tên gọi các nhóm địa phương đang dần biến đi, sẽ chỉ còn tộc danh Nùng. Đồng thời các quan hệ vốn có với người Tày sẽ trở nên bền chặt hơn, làm cho cả hai dân tộc này càng thêm xích lại gần nhau.Kinh tế và văn hóa vật chất

Người Nùng là cư dân nông nghiệp, họ canh tác ruộng nước một cách thành thạo, tương tự như người Kinh, người Tày. Thế nhưng, hoàn cảnh cư trú, khiến người Nùng không thể chỉ sống bằng nông nghiệp ruộng nước. Nương và rẫy đối với họ còn có một vai trò quan trọng.

Cũng như các dân tộc lân cận, kỹ thuật làm rẫy của họ còn lạc hậu, thô sơ, Nhờ kinh nghiệm đã tích lũy bao năm ròng, nên việc chọn rừng, đất làm rẫy đối với họ chẳng khó khăn mấy. Rừng già nhiều cây to, rừng nứa um tùm luôn luôn được chọn làm rẫy trồng lúa và ngô. Đồng bào thường khởi công phát dọn khi tiết cốc vũ, thanh minh vừa tới, khi Bióoc mạ (1), hoa mộc miên đã nở. Nhờ có rìu sắc, dao bén mà người ta có thể hoàn thành công việc đó một cách nhanh chóng. Tháng tư, đầu tháng năm âm lịch rẫy được đốt dọn; sau những trận mưa rào làm ẩm, mềm đất, đồng bào bắt đầu trồng trỉa.

Trên rẫy, chủ yếu trồng lúa nếp. Xa xưa họ cũng phổ biến cách thức chọc lỗ tra hạt, nhưng gần đây họ thường gieo trồng bằng cách vãi hạt giống, Khoảng

một tháng sau khi gieo trồng, người ta bắt đầu làm cỏ. Nhưng vì lúa mọc chi chít, nên đồng bào đành làm cỏ bằng tay, mặc dù cũn có các loại công cụ như cào, cuốc bướm, nạo v.v… Trong các đám rẫy trồng lúa, ta thấy lác đác các đám rau cải mùa hè, các loại dưa, bầu bí, đỗ…, những thứ này thu hái về ăn dần trong các thời kỳ chăm sóc rẫy.

Cuối tháng chín đầu tháng mười họ bắt đầu gặt bằng chiếc hái nhắt, vì liềm hái ít có tác dụng khi lúa không trồng thành từng hốc.

Loại nương rẫy canh tác thưo lối này thường phải hưu canh sau hai, ba vụ gieo trồng, khi rẫy bạc màu thì đành bỏ hẳn. Chỉ có thể khai thác trở lại sau mươi, mười lăm năm là lúc rừng đã phục sinh, độ phì của đất đã tăng lên.

Dựa vào rẫy, đời sống không ổn định đựơc, sinh hoạt thường bấp bênh. Cũng may thay, đồng bào làm rẫy chỉ là nghề phụ, nhằm tăng thêm nguồn lương thực, thực phẩm mà thôi.

Loại rẫy vừa kể, chỉ đứng vào hàng thứ ba, sau nương (thổ canh) và ruộng nước. Điểm nổi bật nhất cảu loại thổ canh là có thể thâm canh lau dài được. Trong những thung lũng hiếm nước, đồng bào khai phá thành từng khoảnh, đắp bờ giữ đất màu. Với nương thổ canh này kỹ thuật canh tác tiến bộ hơn, chẳng kém gì kỹ thuật tưới nước. Đồng bào dùng cày bừa với sức kéo trâu bò để làm đất; biết cày ải vào mùa đông; biết chọn độ ẩm thích hợp để cày bừa được nhanh chóng, dễ dàng. Loại này sở dĩ thâm canh được là nhờ chăm bón. Có nơi đồng bào đã bón 12 tấn phân cho một hécta nương hay hơn nữa. Nguồn phân chủ yếu là phân chuồng do chăn nuôi nhiều trâu bò, lợn gà; tro bếp, tưới nước tiểu. Phân xanh còn ít được dùng, gần đây được dùng nhiều hơn. Sau khi đã ủ kỹ và thường trộn với phân chuồng, có khi cắt cỏ lá bỏ luôn vào chuồng trâu bò, vài ngày sau đã thành phân.

Để tăng màu cho đất, ngoài cách bón phân, đồng bào còn trồng đỗ”nho nhoe” xen với ngô. Cứ một hécta ngô người ta tròng 15 – 20% kg giống đỗ. Cây đỗ này lan nhanh, khi ngô ra bắp nó có thể đã phủ khắp mặt nương. Thu hoạch ngô xong, cây đỗ cũng bắt đầu mục dần, nó có tác dụng bồi bổ chất màu, giữa độ ẩm cho đất, kìm hãm sự phát triển các loại cỏ dại. Kinh nghiệm cho thấy đất thổ canh trồng thứ đỗ này sẽ tươi xốp, dễ cày bừa…

Cây trồng chủ yếu trên nương thổ canh là ngô, mạch ba góc và phần nào là kê. Cách thức trồng ngô của người Nùng cũng giống người Tày và các dân tộc cộng cư với họ. Trước khi trồng trỉa, đất được cày bừa kỹ, làm luống và được bón lót bằng phân chuồng hay tro hòa nước tiểu. Hầu như họ chỉ vun xới một lần vào lúc ngô cao chừng 30 – 40 cm, tức khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch. Mọi việc được chẩn bị từ mùa đông và gieo trồng trước hoặc sau tiết kinh trập vài ngày.

ở nhiều nơi, đồng bòa trồng ngô vụ thu. Thường diện tích trồng ngô vụ này ít hơn, vì nương còn trồng các loại hoa màu khác như màu khác như lạc, khoai, đỗ v.v… Ngô vụ thu trồng vào tháng sáu, tháng bảy, thu hoạch vào tháng Mười, tháng một âm lịch.

Diện tích các loại kê không đáng kể. Nhưng mạch ba góc thì lại rất phổ biến, mỗi năm trồng hai vụ: thu đông và xuân hè. Mạch ba góc được trồng trên nương và ruộng, vụ thu đông trồng vào tháng chín, thu hoạch vào tháng chạp; vụ xuân hè trồng tháng giêng và thu hoạch khi tiết thanh minh tới. Do đó, giảm bớt được khó khăn trong những ngày giáp hạt.

Đồng bào còn trồng ngô, kê trên các sườn núi đá. Đó là loại hình canh tác thổ canh hốc đá. ở đây cũng có thể chỉ trồng bông, chàm, tre, cây lấy gỗ, lấy củi v.v…

Các loại rau như củ cải, su hào, bắp cải, hành, kiệu,… trồng trong các mảnh vườn nho nhỏ cạnh nhà hoặc trên nương, trên soi bãi, cung cấp phần nào thực phẩm cho đồng bào Nùng.

Còn ruộng nước, thì người Nùng cũng canh tác như các dân tộc tương cận. Họ dùng các hình thức tưới nước nhân tạo ở miền núi, như đắp đập, phai; đào mương khơi máng; dùng con nước khi có điều kiện. Các khâu cày bừa, làm cỏ, bón phân, chăm sóc… đều kỹ lưỡng.

Với luân canh, xen canh gối vụ đất chẳng bao giờ được nghỉ, nhưng luôn được bổi bổ bằng các nguồn phân ngày càng tăng lên, nên đã đủ nuôi sống đồng bào, mặc dù dân số của họ hàng nưm tăng lên trên 3%.

Chăn nuôi gia súc là nghành hoạt động sản xuất đã khá phát triển, nhưng chưa bao giờ có bộ phận tách ra để chuyên nghề này. Tuy có nhiều đồi, bãi cỏ, nhưng núi cao và dốc, lại thêm mưa nhiều, nên việc chăn nuôi trâu bò đàn khó thực hiện trong điều kiện sản xuất cá thể. Cho nên, thường mỗi gia đình chỉ nuôi dăm ba con trâu hoặc bò nhằm đáp ứng nhu cầu sức kéo. Những gia đình khá giả, nhiều lao động có thể nuôi hàng chục con hoặc hơn nữa, lúc ấy họ chọn một thung lũng chung quan có núi đá, sẵn cỏ, nước, cây cối để che mưa nắng, rào lối đi, rồi đem trâu bò thả tại đó, khi cần mới lùa về. Đồng bào cũng nuôi nhiều lợn, gà , vịt, dê… Một vài giống lợn có tiếng như lợn Lạng Sơn, lợn đen Mường Khương… Việc chăn nuôi gia cầm nhằm thỏa mãn phần nào sinh hoạt hàng ngày, lễ tết, hiếu hỉ. Nhiều nơi đồng bào còn thả cả ruộng, vừa làm sạch ruộng, vừa cải thiện được bữa ăn.

Các nghề thủ công, tuy là những nghề phụ gia đình, những đã khá phát triển. Nổi bật nhất trong các nghề thủ công là nghề trồng bông, chàm, kéo sợi, dệt vải, ruộm vải. Đây là công việc của phụ nữ. Trước kia, chẳng mấy gia đình người Nùng không có khung cửi, nhiều khi dưới một mái nhà, có bao nhiêu cô gái thì có bấy nhiêu khing dệt. Nghề kéo sợi dệt vải đặc biệt phát triển ở vùng Quảng Hòa (Cao Lạng). Tại đấy, gần đây đã có người tạo ra được một loại máy, tuy thủ công, nhưng có thể cán bông, bật bông kéo sợi, dệt vải với chất lượng khá cao. Đi đôi với trồng bông dệt vải đồng bào rất chú trọng trồng chàm để lấy phẩm nhuộm.

Đối với đồng bào Nùng rèn đúc là nghề quan trọng, có từ lâu và sản phẩm của nó không những được đồng bào Nùng phát triển rất cao, nhất là ở Nùng An. ở xã Phúc Xen (huyện Quảng Hòa, Cao Lạng) có 356 hộ, mà có tới 123 gia đình làm nghề rèn, đúc, phân bố trong 28 lò rèn hoặc lò đúc, hàng năm tiêu thụ tới mấy trăm tấn sắt gang. Họ rèn đủ các loại dụng cụ, từ cái búa, cái rìu, con dao, cưa, đục, dùi, bào, kéo, cho tới lưỡi cuốc, cào, mai, xẻng... đúc lưỡi cày… đúc các loại nồi, soong, chảo v.v…

Người Nùng rất khéo léo trong việc đan những chiếc sọt, dậu, những tấm cót, chiếu và các đồ đựng. Sản phẩm của họ đạt tới một trình độ cao về cả hai phương diện: công dụng và thẩm mỹ. Sau mỗi vụ gặt, người ta đi các ngả để xẻ gỗ thuê và chỉ trở về trước tết Nguyên đán. Thợ xẻ thường cũng biết làm nhà, nhưng công việc này vốn có những người thợ chuyên môn riêng. Với kỹ thuật khá điêu luyện, họ xây cất nhà khá nhanh, lại đẹp nữa.

Để phục vụ nhu cầu học hành, cúng bái v.v… người Nùng có một bộ phận chuyên làm giấy. Vật liệu là các loại vỏ cây, vầu nứa. Với điều kiện thủ công, họ đã sản xuất được các loại giấy khác nhau.

Ngoài ra, còn có thể kể thêm vài nghề nữa, nhưng không phổ biến lắm, như làm vôi, gạch, ngói…

Nhìn chung, các nghề thủ công ở người Nùng khá đa dạng, sản xuất đủ loại nhu yếu phẩm, trừ muối ăn, không những phục vụ cho dân tộc mình mà còn cung cấp cho bà con các dân tộc sống trong vùng. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động vào những lúc rỗi rãi, có đủ nguyên vật liệu. Bản thân người thợ giỏi đồng thời là người nông dân cần cù và giàu kinh nghiệm.

Tùy theo từng vùng, săn bắn, hái lượm và đánh cá có vai trò khác nhau. Nhìn chung, đánh cá không phát triển lắm, vì phần đông cư dân Nùng cư trú ở các thung lũng khô cạn, ít ao hồ, sông suối. Tuy nhiên, nơi nào có điều kiện, họ cũng tỏ ra là những tay đánh cá sành sỏi. Họ đánh cá bằng mọi hình thức, kể cả thốc độc, bằng mọi dụng cụ, từ các loại đơm, đó, rọ, lưỡi câu cho tới các loại vợt, chài, lưới… Săn bắn còn được duy trì phần nào vì nhu cầu bảo vệ mùa màng, phần vì cải thiện bữa ăn. Bắn được các loại hổ, báo, gấu, sơn dương, khỉ…, không những cung cấp thịt lại còn được xương để nấu cao. Cao hổ cốt, cao khỉ, sơn dơng… là những vị thuốc đứng hàng đầu bảng danh mục các vị thuốc chữa bệnh dân gian. Hái lượm với tính cách là một hình thái kinh tế đã mất hết ý nghĩa với người Nùng; công việc đó chỉ thu hẹp lại trong việc thu hái các loại rau rừng, nấm, măng, các loại hoa, quả v.v… để bữa ăn thêm ngon lành. Ngày nay được Nhà nước khuyến khích, việc thu hái lâm thổ sản được mở rộng và đẩy mạnh, làm tăng thêm thu nhập của các gia đình.

Người Nùng ưa thích sống quây quần với nhau thành từng chòm xóm với qui mô ít thì dăm ba nhà, nhiều thì vài chục nóc. Thôn bản thường được dựng trên các sườn đồi, chân núi; có bản ở ngay trong các dọc khe hoặc trải rộng ra trên bãi bằng, dọc theo sông suối. Nhà cửa trong thôn bản được sắp xếp theo địa thế. Trước kia, khi còn làm ăn cá thể, người Nùng thường dựng nhà ngày cạnh khoảnh ruộng của mình để tịên cho việc đi lại, sản xuất, giữ gìn, bảo vệ ruộng nương, thêm nữa cũng bồi bổ chất màu cho ruộng vườn. Đường đi lối lại trong chòm xóm thường nhỏ hẹp, lắm lúc chỉ là những lối mòn nối liền các nóc. Quanh nhà thường trồng dăm ba cây lê, mận, đào hoặc cam quít, hoặc vài khóm chuối. Chen vào giữa các nóc là những mảnh vườn nho nhỏ, trồng rau.

Hoặc gia vị. Cạnh nhà ở có thể còn có những túp lều, tại đấu ngường ta làm đủ thứ: đan lát, rèn giũa, vv… nay còn thêm các cuồng trại gia súc nữa. Những nơI sinh hoạt công cộng của chòm xóm thì chỉ có bến nước, miếng thờ thần thổ địa, thổ công mà hàng năm người ta vài lần tề tựu để tế lễ. Trông những năm xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, trong các cư điểm còn mọc lên nhà kho, nhà giữ trẻ, lớp mẫu giáo, phòng họp, có khi có cả trạm xá nữa.

Trên những nét cơ bản, nhà cửa người Nùng tương tự nhà cửa người Tày. ở họ có cả nhà sàn lẫn nhà đất, cũng có cả loại nhà nửa sàn nửa đất nữa. ở một số địa phương, người ta xây cất kiểu nhà mà tường bằng đá hoặc tường đất. Để xây tường đá được vững chắc, đồng bào đã bết làm lên chắc chắn, cột kê trên đá tảng. Còn những nhà sàn cột chôn thẳng xuống đất thì nay bắt đầu hiếm.

Nhìn chung nhà cửa của người Nùng khá to rộng, thường là ba gian, rộng tới 9-10 met, dài 12-13met. Kiểu nhà này chỉ có hai mái ;ở nhiều nơI dồng bào còn làm hai cháI nhà nữa. ở vùng núi đá, đồng bào thường ding các loại gỗ trai, nghiến để dung khung nhà với một hệ thống xuyên xà, được bào trơn, đóng bén. Với khung nhà rộng như kể trên, thì tổng cột trên dưới 40. Số lượng kèo, xà, xuyên,đòn tay, rui vv…lại còn nhiều hơn nữa, phảI tốn nhiều công sức để chuẩn bị. Với căn nhà được xây cất vững chắc, lại bằng gỗ tốt, có thể vài ba thế hệ sống tiếp nhau dưới một máI nhà. Muốn vậy nhà phảI lợp ngói mà họ tự làm lấy được. Xưa họ thường làm bằng ngói máng, nay ngói “Đáp Cầu” cũng đang dần phổ biến.

Nhà sàn là loại nhà phổ biến cả người Tày và người Nùng. Cách đây ít lâu, nó còn là loại nhà sàn “tổng hợp” người ở trên sàn cách mặt đất trên dưới 180cm, gầm sàn chính là chuồng gia súc, gia cầm vv…Còn trên gác thường ding làm nơI chứa nông phẩm, nông cụ. Dụng cụ gia đìnhv.v…Cho nên ngoài căn nhà ở trên, hiếm có các kiến trúc phụ. Tình trạng ấy nay đang dần biến đổi. Trước hết, chuồng gia súc đựpc tách ra khỏi nhà ở, do đó quanh nhà ở còn có các kiến trúc phụ ;gầm sàn nhà ở còn trở thành nơI cất trữ nông cụ,củi đuốc, các loại cối xay, cối giã…Nhà ở thêm phần thoáng mát.

Nhà đất thường phổ biến ở vùng biên giới và các trục giao thông. loại nhà này nhỏ hơn nhà sàn. tường nhà được chình bằng đất sét hoặc bằng gỗ mộc, có nơI xung quanh nhà được bưng ván, có khi được che bằng liếp. Loại nhà trát vách đất ở người nùng cũng có, nhưng rất ít ;ngày nay do hiếm gỗ nên laọi nhà đất càng phổ biến và việc lợp bằng lại càng phổ biến rộng rãi hơn.

Trên nhưnngx nét cơ bản, cách bố trí bên trong các loại nhà đều giống nhau. Tuỳ địa phương, nhà có thể mở cửa chính đầu hồi hoặc ở đằng trước (ở gian giữa), cửa này thông ra sàn phơi, người ta lên xuống bằng chiếc thang gỗ (hoặc đá) bắc lên sàn. Nhà được ngăn ra làm hai phần rõ rệt, vách ngăn nằm ngay ở hàng cột chống lên tận nóc, chỉ để mộ lối thông giữa hai phần, tạm gọi là phần trong và phần ngoài. Phần trong có thể có hai bếp để nấu nướng và để nấu thức ăn cho gia súc, có chỗ để các đồ dụng, dụng cụ nấu ăn, có chỗ để ăn uống, và buồng ngủ của phụ nữ. Phần ngoài có bàn thờ tổ tiên, đặt tại gian giữa, thẳng từ nóc nhà xuống, cao bằng xà nhà, trước bàn thờ có bịch thóc(khoọc khẩu) hoặc bộ bàn ghế dùng để tiếp khách. Còn chỗ ngủ của những đàn ông kể cả chủ nhà, đều ở hai gian bên. Khách, nếu là nữ, ngủ ở phần trong, là nam ngủ ở phần ngoài. Đối với nhà đất bếp không đặt tại chính giữa nữa, thường được đặt lùi vào một trong hai góc nhà thuộc phần trong. Hiện nay, phần nhiều người ta làm nhà bếp riêng. Do mọi mặt đời sống tong bước được cải thiện, sự bố trí bên trong nhà có phần hợp lí hơn, khang trang hơn.

Phụ nữ Nùng ăn mặc tương tự phụ nữ Tày. Họ mặc áo năm thân cài cúc sang nách phảI, độ dài hay ngắn tuỳ theo thói quen của từng nhóm ;nhìn chung ngắn hơn áo Tày. Khác với Tày, ống tay áo được đáp thêm những miếng vảI màu nhạt hoặc đậm hơn màu áo. Cổ áo của tất cả các nhóm nùng đều là cổ đứng. Hầu như quần áo của họ cũng y hệt quần áo người Tày, không thêu thùa, trang trí hoa văn. Mặc áo thường phải có thắt lưng, là những tấm vải nhuộm chàm, dài tới hai sảI tay của người dùng. Hai đầu dây lưng được vắt lại với nhau và buông thõng sau lưng.

Hầu như phụ nữ nùng không mặc váy. Cũng như quần của nam giới, quần phụ nữ thuộc loại quần tả, ống rộng, cạp rộng, dài tới mắt cá.

Kiểu áo đàn ông Nùng cũng they ở nhiều dân tộc khác ở miền Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Đó là chiếc áo cổ đứng xẻ ngực,có khuy bằng vải gọi khót mắc xâu. áo thường có bốn túi không nắp, chỉ nam giói Nùng An mặc áo năm thân, nhưng cúc không cài hẳn sang tận nách phảI mà ngay ngực bên phảI, dài chem. Ngang hông. Nhưng ngày nay cũng có nhiều người Nùng An mặc áo ngắn,cùng kiểu với các nhóm khác.

ở nhiều nơI cả đàn ông và đàn bà đều deo chiếc yếm vải hình tròn hoặc bầu dục do nhiều lớp vảI khâu lại với nhau, viền quanh vải đỏ hoặc xanh, dùng để đệm vai khi gánh gồng.ở nhiều nhóm, mỗi khi làm việc, đàn bà cũng như đàn ông, đều đeo tạp đề(vì cùn) là một tấm vải vuông dài quá gối có dây buộc chặt ở bong.

Sau Cách Mạng Tháng Tám, tại các vùng xen ghép nhiều dân tộc, phụ nữ, nhất là thanh nữ, chuyển sang mặc áo cánh, nam giới mặc âu phục ngày càng nhiều. Tuy nhiên trong các dịp hội hè, tết nhất, cưới xin…đồng bào vẫn phục sức theo kiểu dân tộc cổ truyền.

Phụ nữ Nùng ở Cao Lộc (Cao Lạng) đội đầu bằng chiếc khăn dệt hoa, khi đội thì quấn theo kiểu khăn xếp. ậ vùng nam Cao Lộc, Chi Lăng, phụ nữ lại trim đàu bằng một cáI khăn vảI chàm có đốm trắng. Còn ở các nơi khác, họ đội khăn như phụ nữ Tày. Đàn ông, trước đây búi tóc, nay cắt ngắn tóc, mùa rét đội mũ vải.

Đồng bào Nùng ưa thích đồ trang sức bằng bạc. Phụ nữ thường đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân, dây chuyền, xà tích. Đàn ông thường chỉ đeo vòng tay nhẫn. Người già và trẻ em ít đeo đồ trang sức, nếu có đeo vòng tay, vòng cổ chẳng qua là họ tin những vật kị ma.

Giống như nhiều dân tộc anh em khác, đồng bào ăn cơm tẻ là chủ yếu. Họ cũng thường ăn cháo, nấu đặc. ở nhiều vùng, ngô chiếm một tỉ lệ đáng kể. Cháo bột ngô nấu dặc như bánh đúc cũng được phổ biến ở họ. Cơm, cháo độn ngô xay nhỏ cũng là thường thấy. Ngoài thức ăn bằng thực vạt mà họ trồng hoặc hái ở rừng, thịt cá cũng được sử dụng, nhưng hãy còn chiếm một tỉ lệ thấp. Các thức ăn được xào rán, ít khi luộc. Đồng bào ít ăn thịt trâu bò. Trong các dịp tết lễ ở họ cũng có các loại bánh chế biến từ gạo nếp như ở người Tày. Mười hai tháng trôi di với mỗi mùa một loịa bánh trái theo tập quán. Ngày nay chè được sử dụng rộng rãI hơn, khi đồng bào đã bỏ thói quen uống nước lã. Rượu được dùng rộng rãI nhất là trong các đám cưới, lễ vào nhà mới, các tết…Xưa kia đồng bào trồng một thứ lúa nếp riêng để nấu rượu gọi là khẩu lẩu. Ngày nay, nghành thương ngiệp quốc doanh đem các sản phẩm khác như hải sản, từ các nơi khác đến khác đén với họ, khiến trong thành phần thức ăn của họ có những biến đổi nhất định, thêm phần phong phú và đa dạng. Đồng thời, những hủ tục kiêng khem trong ăn uống đã và đang bị gạt bỏ dần dần.

Quan hệ xã hội, hôn nhân, gia đình

Nhiều tài liệu đẫ chứng tỏ vào thời trung, cận đại, các quan hệ phong kiến đã phát triển trong xã hội người Nùng. Khi đến Việt Nam, chịu sự chi phối của các triều đình phong kiến Việt Nam, chế độ phong kiến trung ương tập quyền, các quan hệ phong kiến thêm củng cố và phát triển. Từ khi thực dân Pháp đặt được ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam, thì xã hội của người Nùng, cũng như xã hội của nhiều dân tộc an hem khác của nước ta, là xã hội theo chế độ nửa thực dân nửa phong kiến.

Vào lúc người Nùng đặt chân tới Việt Nam, thì núi còn nhiều nơi hoang dã, không thuộc về ai cả. Nhưng khi đã trở thành những đám ruộng, nương thổ canh thì lập tức nó thuộc về người khai phá nó. Ngoài ra đồng bào Nùng còn nắm trong tay một số ruộng và nương thổ canh bằng con đường mua bán với các dân tộc tương cận. Đã từng có một số trường hợp một số gia đình cùng góp tiền bạc để mua từng bãi, những thung long (ở người Tày) để khai khẩn thành ruộng nương. Có thể lúc đàu họ là những người chiến hữu, có quyền sử dụng và hưởng hoa lợi. Thế nhưng ruộng đất cứ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà chẳng có sự điều chỉnh, lại càng không có sự phân phối bình quân định kì. Gia đình nào càng nhiều lao động, càng khai phá được nhiều, càng có nhiều tiền bạc càng tậu được nhiều ruộng nương. TráI lại, những gia đình neo đơn, ruộng nương đã ít lại được phần xấu. Như vậy, vốn ruộng đất, chẳng hạn trong thung long, dần dần được cố định lại, nhưng người thì sinh sôI nảy nở tăng dần lên, và mức bình quân ruộng đất cứ giảm dần theo thế hệ.

Cho nên ngay từ đầu, tính chất bình dẳng trong quan hệ chiếm hữu ruộng đất đã lộ rõ. Nhưng nó được đẩy mạnh và sâu sắc khi các hình thức bóc lột tăng thêm với mức độ nặng nề thêm. Nên hai cực giàu và nghèo của xã hội Nùng đã kéo cư dân về hai phía, nhưng cái cực nghèo ngày càng thêm phình to ra với tốc đọ ngày càng thêm nhanh. Họ mất dần những thửa ruộng, đám nương, vì nghèo khổ mà phảI cầm cố và bán. Ruộng đất được bán dưới hai hình thức :bán đứt và bán với quyền chuộc lại. Thực tế chẳng mấy khi chuộc lại được số ruộng đã bán. Ngoài ra, ruộng đất còn chuyển từ người này sang người khác bằng con đường đem tặng ;ruộng nương của những gia đình tuyệt tự thường trao đổi cho họ hàng bà con thân thích ; những gia đình chuyển cư cũng đem ruộng đát trao cho an hem hoặc bán đi.

Thế là ruộng đất từ chỗ không phảI là của riêng ai cả, nay bắt đàu có chủ, được mọi thành viên của thôn bản chấp nhận. Lúc đầu thì tuỳ ý chiếm lấy, về sau thì có thể đem bán, trao đổi, tặng nhau, đem làm vật cầm cố, trở thành tài sản thừa kế gia đình. Nương thổ canh cũng ở tình trạng tương tự như ruộng. Sau khi khai phá và được canh tác thuần thục, nó cũng biến thành tài sản tư hữu.

ở họ cũng có hiện tượn xâm canh. Đương nhiên, những hiện tượng này là do mua bán hoặc cầm cố. Những ruộng xâm canh của người Nùng thường nằm trong các bản người Tày , có khi ở cách rất xa nơI họ cư trú, đến vụ họ mới dung lều lán tại đó đẻ cầy cấy và gặt đập, công việc của họ xong xuôI họ trở lại bản quán.

Đó là quan hệ sở hữu đối với ruộng nương thâm canh. Còn đối với loại nương rẫy phát ở rờng với ph]ơng thức canh tác thô sơ lạc hậu thì quyền chiếm hữu thuộc về người khai phá chỉ trong thời gian canh tác. Khi hưu canyh nó trở thành đất hoang. Nhưng ai muốn làm rẫy trên miếng đất trước đã có người khai thác thường phảI được phép của người chủ trước, xem thế đất hưu canh mà trên đám rẫy thường mọc rừng vầu, mai, chuối rưng…thì chắc chắn nó thuộc về người khai phá đầu tiên, gia đình này vẫn giữ gìn bảo vệ nó, tuy chẳng tốn mấy công. Trước Cách Mạng Tháng Tám tại nhiều địa phương, một số núi đồi, khe dọc gần nhà thường được phân chia từng khoảnh giữa các gia đình để làm của riêng, tại đay người ta trồng đủ các loại :truc, sở, lai, chuối rừng để chăn lợn, mai, vầu, các loại cây ăn quả, chè…Người Nùng An ở Quảng Hoà(Cao Lạng) mỗi gia đình thường chiếm riêng một quả núi ở gần xóm để bảo vệ hoặc trồng thêm cây cối để đốt lấy than phục vụ lò rèn , lò đúc.

Tuy vâỵ, đất hoang rừng vắng nhất là những nơI xa bản, hãy còn vô số, có thể tuỳ ý khai phá, trừ những nơI mà họ cho có thánh thần ngự trị. Những đồi trọc, đồi cỏ … là bãI chăn nuôI trâu bò, de ngựa… chung của các gia đình trong bản . Sông suối thật sự là cảu chung của cac sthành viên trong xóm thôn, ai cũng có thể đánh cá mò cua bắt ốc…

Cùng với những biến động trong quan hệ sử hữu ruộng đất, còn có những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người nữa. Xã hội Nùng đã bỏ xa giai đoạn mới phân thành kẻ giàu người nghèo, tiến lên một bước cao hơn, hình thành rõ rệt các giai cấp ; địa chủ, phú nông và nông dân.

Số địa chủ người Nùng không nhiều và số ruộng đát chúng chiếm đoạt cũng không lớn lắm. Theo tài liệu của Uỷ ban dân tộc trung ương, thì trong người Nùng địa chủ chỉ chiếm 1-2 % dân số với khoảng 10% ruộng đất.Hầu như không có những doịa chủ, thường chỉ có địa chủ nhỏ với khoảng từ 10 đến 20 mẫu ruộng. Địa chủ thường tự canh tác một phần ruộng đất. Phần còn lại đem phát canh thu tô. Số ruộng này, ở nhiều nơi, gọi là nà tó còn ( ruộng mỗi người một nửa), người phát canh và người lĩnh canh thoả thuận với nhau chia đôi thành quả. Như vậy tô là tô sản phẩm với mức 50%. Nà tó còn thường là ruộng xấu, năng suất thấp. Sở dĩ như vậy là vì người lĩnh canh thường không làm chủ được kế hoạch sản xuất, không biết trước lúc nào chủ sẽ thu lại, nên ít cố gắng chăm bón. Thoả thuận mỗi người một nửa, nhưng bất cứ trường hợp nào, người nông dân cũng đều bất lợi, vì ngoài coong sức còn phải có sức kéo, nông cụ, giống….

Bên cạnh việc phát canh thu tô, địa chủ cũng thường thuê trâu bò với mức tô bằng thóc hoặc ngô nhất định. Chẳng hạn ở một số nhóm Nùng ( Cao Lạng) tô trâu là 10 gánh thóc hoặc ngô hột một năm( mỗi gánh khoảng 30 kg). Ngoài ra một số địa chủ còn cho vay tiền lấy lãi, lãi suất thường là 10% hàng năm.

Bọn điạ chủ còn thuê mướn người làm tong việc, tong vụ, như cấy gặt, cày bừa, nhổ mạ vv…; lợi dụng truyền thống rương trợ của nông dân phục vụ lợi ích của mình. Lác đác có người thuê người ở, làm các công việc vặt ngư lấy củi, đuốc, cám lợn, xay giã, thổi nấu, chăn trâu bò…

Trước Cách mạng Tháng Tám và trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, một số điạ chủ, nhất là ở Hoàng Liên Sơn, đã câu kết với bọn thực dân xâm lược, vừa áp bức bóc lột nông dân theo lối của bọn địa chủ, vừa làm giàu bằng con đường buôn bán, có những tên có cả ô tô riêng, thuê máy bay Pháp để làm việc này.

Tần lớp đông đảo nhất là trung nông, và bần nông. Họ chiếm tới 95% dân số và nắm trong tay khoảng 80 -90% ruộng đất. Những gia đình khá giả có thể có tới vài ba mẫu ruộng. ít cũng có trên dưới một mẫu. Không hiếm những gia đình trung nông nuôi hàng máy choc trâu bò. Phổ biến hơn là ngững gia đình thiếu đói, có khi kéo dài tới ba, bốn tháng, thương phải mua ruộng đất ở nơi xa, thường phải cấy rẽ nộp tô, hoặc phải phá rừng làm rẫy.

Giữa người nông dân lao động với nhau, quan hệ chủ yếu là thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuy vậy, nhiều nơi trong việc tương trợ hình như đã bị tiêm nhiễm về lãi suất mà có thể xưa kia không hề có. Hoàn lại vốn, người vay không quên trả thêm 10% nhưng không tính thời gian vay dài ngắn bao nhiêu.

Tần lớp cố nông hiếm they trong người Nùng. Dù nghèo khổ đến mấy ít mấy ai chịu làm phận con ở ( nếu không kể những vùng còn có chế độ quằng, thổ ty người Tày; tại đấy bất cứ ai, thuộc bất cứ dân tộc nào, đã cư ngụ trên phạm vi cai quản của chúa đất, thì họ phải chịu làm lục rườn…( xem thêm phần: Dân tộc Tày), trừ những người vì nghiện hút, rượu chè, cờ bạc…sa vào bước đường cung, phải làm thuê, bất kể công việc gì, nhưng số người này cũng không nhiều lắm.

Trước Cách mạng Tháng Tám đã xuất hiện những người làm nghề uôn bán, nhưng ít người buôn chuyến to, những người này chưa trở thành một tầng lớp riêng trong xã hội, bởi vì gia đình họ vẫn bám vào nghề nông; càn buôn bán chỉ làm tăng thêm thu nhập gia đình. Lác đác đã có những gia đình ra ở thị trấn, chợ, sinh sống bằng con đường buôn bán. Trong thôn xóm đôI khi có trao đổi sản phẩm không thông qua vật ngang giá, mà trực tiếp hàng lấy hàng.

Tần lớp thợ thủ công chưa hình thành hẳn, họ vừa là nông dân, vừa là những người thợ tạo ra các loại sản phẩm lúc nông nhàn, thương làm theo đơn đặt hàng… Chỉ có một số tí thường là những người làm nghề rèn đúc, nghề kim hoàn đã chuyển cư ra các chợ, thị trấn hoàn toàn tách khỏi nông nghệp. ở các ngề giữa các xóm, giữa các gia đình. Sự phân công hầu như hoàn toàn mang tích chất tự phát.

Mỗi nghề đều có cách thức tổ choc sản xuất nhất định. Chẳng hạn thường thường mỗi lò rèn, lò đúc gồm từ ba đến năm người trực tiếp rèn đúc, lại thêm một người chuyên tìm kiếm nguyên vật liệu. Còn than thì mỗi người tự sản xuất lấy. Mỗi nhóm sản xuất dưới sự điều khiển một người thợ cả giầu kinh nghiệm, tay nghề thành thạo. Lò rèn, lò đúc được dụng ngay cạnh nhà thợ cả. Sản phẩm lao động được chia đều, trừ người chủ trong một ngày lao động dược thêm một hoặc hai đơn vị sản phẩm, còn việc tiêu thụ sản phẩm thì tuỳ ý mỗi người.

ở người Nùng số người làm nghề cúng bái( mo, then, tao…) khá đông. Riêng một xã Phúc Xem ) Quảng Hoá, Cao Lạng) trong số 269 họ thì đã có 28 gia đình có người làm nghề cúng bái. Nhưng họ cũng thuộc tần lớp nông dân lao động. Cũng tham gia sản xuất; sang không phảI chủ yếu dựa vào nghể cúng bái. Lớp người này nhiều khi còn là thầy thuốc chữa bệnh theo kiểu dân gian. Cũng có thể không ít người là nghệ nhân dân gian, thầy đồ dạy chữ Hán, chữ Nôm nữa. Về phương diện nào đó họ gần như là trí thức của dân tộc.

Trước kia, hầu như không một ai nắm cấc choc vụ chính quyền tỉnh, mà ngay ở cấp châu huyện cũng rất hiếm. Nhưng ở các cấp chính quyền tổng, xã, thôn thì tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, nhất là tuỳ thuộc vào tỷ lệ số dân các dân tộc, mà những chức vụ như chánh phó tổng, chánh phó lý, tổng đoàn, xã đoàn, trương tuần, trưởng thôn có thể nắm trong tay người Nùn

Thời kỳ các quan hệ công xã trị vì đã lùi xa, nhưng dấu vết của nó hãy còn, dù rất mờ nhạt. Trong quan hệ ở các chom xóm, họ thường gắn bó với nhau băng các tập tục, truyền thống hữu ái, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống. Con có những tổ chức hội, phe phường với mục đích trợ giúp nhau khi có việc hiểu hỉ. Gia nhập tổ chức đó, phải tuân theo những quy đình, kể cả lượng đóng góp lương thực, thực phẩm. Sự gắn bó các thành viên của bản thôn còn được biểu hiện rõ trong lĩnh vực sinh hoạt văn hoá tinh thần. Đó là những dịp tết lễ, cúng thần thỏ công thổ địa, cầu đảo khi gặp thiên tai dịch bệnh, là những ngày chợ xuân, hội xuân mà ai nấy đều tham gia với cả niềm hân hoan.

Dường như hoàn cảnh sinh hoạt và sản xuất khó khăn đã tạo cho người Nùng một tinh thần nhẫn nại, chịu khó, làm ăn có tính toán, có kế hoạch. Bên cạnh đó, tâm lý tự hào và tự ton dân tộc được thể hiện rõ. Trai gáI Nùng gặp nhau, chào hỏi nhau bằng những câu Sli lời lượn một cách hồn nhiên thoải mái không kể hoàn cảnh không gian thời gian như thế nào. Ngày nay tren các chuyến tàu ngược xứ lạng ai cũng có thể chứng kiến chảnh nam nữ thanh niên Nùng Phản Slinh hát với nhau trên sân ga, ở ngay đầu toa tàu mà chẳng chút e lệ.

Trước sau Cách mạng Tháng Tám ít lau, ở nhiều nơi có thể có những gia đình lớn bao gồm bố mẹ, tất cả những con trai đã có vợ vó con cùng chung sống dưới một mái nhà. Thành viên vủa những gia đình kiểu ấy có thể len tới 20 – 30 người. Các con chỉ tách ra ỏ tiêng sau khi cưới vợ cho con trai út. Các con trai thứ sẽ lần lượt tách ra ở riêng còn con cả cùng với vợ con của mình ở lại với bố mẹ. Cha mẹ thường có khuynh hướng giữ các gia đình của các con trai chung sống với nhau trong một thời gian, nhưng trong điều kiện chế đọ tư hữu đã phát triển, ý muốn ấy thường không thực hiện được.

Tuy đã ra ở riêng và được chia một số tài sản, như ruộng nương, trau bò, công cụ…nhưng các an hem trai vẫn thích sống quây quần bên nhau với mục đích trợ giúp nhau trong các mặt sinh hoạt, đời sống; trong trường hợp ấy, lúc đầu, người cha, sau đó người con trai trưởng, có trách nhiệm bao quát chung. Nhưng người này không có quyền hành gì lắm đối với các gia đình của các anh em trai, nếu không kể mặt tham góp ý kiến trong tổ chức sinh hoạt, sản xuất và đứng ra để hoà giải những ý kiến bất đồng nếu có.

ở người Nùng, tiểu gia đình phụ quyền với tôn ti trật tự phong kiến đã thống trị từ lâu. Thường tiểu gia đình phụ quyền bao gồm vợ chồng và những đứa con của họ. Có thể bao gồm cả các em trai chưa vợ, các em gái chưa chồng cũng có thể gồm cả hai bố mẹ già nữa. Người đàn ông làm chủ gia đình, làm chủ tài sản, có quyền quyết định tát thảy mọi công việc trong nhà và tham gia các công việc xã hội. Người đàn bà giữ vai trò phụ thuộc, không có quyền thừa kế tài sản, chỉ chăm lo công việc nhà, không được đi học, không được tham gia công việc xã hội.


Người vợ goá cũng không có quyền thừa kế tài sản, đặc biêt là số bất động sản do chồng để lại. Nếu không có con trai, ruộng đất của người chồng quá cố sẽ thuộc quyền sở hữu của anh em chồng. Những gia đình chỉ có con gái thường nhận một đứa cháu giai, con của an hem trai ruột hoặc anh em họ, làm con nuôi để kế thừa tài sản và chăm lo công việc cúng bái trong gia đình. Cũng có khi những gia đình ấy cưới rể cho con gái, gọi là rể đời ( khươi nạp tế), trong trường hợp này người con rể được thừa kế tài sản.

Phân công lao động trong gia đình ít nhiều còn mang tính chất phân công theo giới tính: Sinh hoạt sản xuất được phân chia ra (( công việc của nam giới)), (( công việc của nữ giới )). Phụ nữ thường đảm nhận những công việc bếp núc, kéo sợi, dệt vải, may mặc, nuôi con… Họ cũng tham gia một số công việc đồng áng như cấy, làm cỏ, bón phân, gặt…Có nơi phụ nữ cũng đi cày bừa, thành nương, phá rẫy, đắp đập, khơi mương máng nếu có điều kiện. Đàn ông chủ yếu đảm đương công việc vày bừa, xây dung nhà cửa, chuồng trại gia súc, tham gia họp bàn giải quyết công việc của bản mường. ở một số nhóm người Nùng, phụ nữ cũng tham gia một cách tích cực trong tất cả các khâu sản xuất, xây cất nhà cửa, những khâu công việc tưởng chừng chỉ có sức nam giới mới giảI quyết nổi. Phụ nữ cũng là những tay thợ xẻ gỗ, làm thợ mộc, thợ đá,rèn, đan lát, làm giấy…thành thạo chẳng kém nam giới. Hình như khi còn làm ăn cá thể, sự kết hợp lao động ấy vốn phổ biến trong nhóm Nùng An. Sự tham gia của trẻ em còn bao hàm ý nghĩa luyện tay nghề nữa, đó cũng là một hình thức giáo dục của gia đình.

Tuy thế, ý thức trọng nam khinh nữ lại hết sức đậm nét, không phải chỉ trong vấn đề thừa kế tài sản, giảI quyết công việc gia đình và xã hội, mà còn ở nhiều mặt khác nữa. Trong căn nhà của người Nùng thường có sự quy định rõ ràng chỗ ăn ở của tong giới. Phụ nữ, bà cụ già nhất định không được nằm ở phần ngoài của nhà. Mọi công việc của phụ nữ chẳng hạn ăn sưởi lửa khách nữ… chỉ ở những chỗ đã được xác định . Trong gia dình phụ nữ phải tuân thủ những đều kiêng cấm, chẳng hạn không được ngồi vào chỗ tiếp khách của nam giới, không được ngồi chỗ cao, không được đi ngang qua các bàn thờ trong nhà.

Trong gia đình, dù con anh hay con em, con chị gái hay em gái, con cô hay con cậu, cứ lớn tuổi hơn đều là anh chị, chứ không theo lối xưng hô của người Kinh, người Tày…ai thuộc nghành trưởng đều là anh chị, không kể tuổi tác.

Cũng như một số dân tộc an hem, ở người Nùng có thói quen ít khi gọi tên tục đối với những người đã có con có cháu, mà thường gọi theo tên của đứa con hoặc cháu đầu. Giữa vợ chồng cũng vậy, rất ít khi gọi tên tục của nhau, mà thường xưng hô ((thím cái Hoa)),((chị dâu của em Thái)), ((chú của Kiên))…Và sau khi có con, thì gọi nhau theo tên con đầu; trong gia đình lối xưng hô giữa các bậc, các thé hệ, nhất là những người trong họ và những người đến làm dâu, làm rễ, đều tuân theo lối xưng hô đó.

Các thành viên chung sống dưới một mái nhà luôn vui vẻ đầm ấm, thân thương. ít khi they chửi mắng, cãi vả nhau. Bậc cha mẹ chỉ bảo con cháu mình bằng những lời êm ái nhẹ nhàng, giáo dục con cháu bằng cách làm gương; ngược lại bậc dưới lấy lòng tôn kính để đối xử với ông bà cha mẹ; giữa anh chị em lấy tình ruột thịt mà bảo ban góp ý nhau. Giáo dục con cháu tinh thần cần cù, chịu khó, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng làm điều thiện…đó là những truyền thống tốt trong quan hệ gia đình của người Nùng trước Cách Mạng Tháng Tám, mà ngày nay đang được phát huy.

Từ ngày cách mạng thắng lợi, kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, xã hội người Nùng đã có nhiều biến đổi . Quan hệ giữa người với người được xây dung trên cơ sở hữu ái giai cấp, dân chủ trong công việc quản lí, bìn đẳng trong quyền lợi và nghĩa vụ, bởi vì trong xã hội của họ chỉ còn có giai cấp nông dân tập thể, công nhân và tầng lớp tri thức xã hội chủ nghĩa đang lớn mạnh. Người tham gia vào các cấp chính quyền, Đảng và các đoàn thể ngày càng nhiều. Phụ nữ cũng được học hành, được tham gia các công việc quản lí, được giữ các trọng trách ở cấp huyện, cấp tỉnh, xã, hợp tác xã…Cũng đã có nhiều những nữ đại biểu Quốc hội người Nùng

Dân tộc nùng

Trong quan hệ hôn nhân của họ cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể, mà những biểu hiện của nó là được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, nam nữ bình quyền và tôn trọng lẫn nhau, thực sự vì hạnh phúc của con cháu. Nạn tảo hôn đang được khắc phục có kết quả.

Phải nói rằng, đã từ lâu hôn nhân của người Nùng là hôn nhân một vợ, một chũng bền vữngvà cư trú bên nhà chồng. Người Nùng thường dựng vợ gả chồng cho con cái vào độ tuổi từ 16 đến 20. Không hiếm những trường hợp xây dựng gia đình từ lúc mới lên 10, 12 tuổi. Thanh niên nam nữ được tự do luyến ái ở mức độ nhất định, được tự do hát ví (và sli) thổ lộ tâm tình, tìm hiểu nhau nhân các dịp hội hè, đình đám, ... Nhưng họ có trở thành vợ, thành chồng hay không còn tuỳ thuộc vào ý trí của bố mẹ. Thêm nữa một cuộc tình duyên chỉ có thể êm thấm, như quan niệm xưa của họ, khi mệnh số của hai người tương hợp. Quan niệm này cùng với tính chất phụ quyền là một trở lực lớn đối với tự do luyến ái của thanh niên nam nữ Nùng khi xưa.

Trong hôn nhân của người Nùng tính chất mua bán còn khá đậm nét. Sự tính toán hơn thiệt, các khoản phí tổn trong hôn lễ còn khá nặng nề. Cách đây không lâu nhiều trường hợp nhà gái thách cưới từ vài trăm cho tới hàng ngàn đồng ; rượu, thịt, gạo ... mỗi thứ kể hàng tạ ... Theo quan niệm xưa, có như vậy họ mới được đánh giá, mát mặt mở mày với hàng xóm ...

Tuy cư trú bên nhà chồng đã phổ biến, nhưng vẫn có thể thấy ở người Nùng có hai hình thức ở rể. Nếu gia đình bố mẹ vợ chưa có con trai lớn, thiếu lao động thì lúc ấy bên nhà gái sẽ đòi hỏi người trai rể dến ở rể vài năm, có khi tới hàng chục năm, cho đến lúc các em trai vợ đã có thể sống tự lập được. Lúc đấy chàng rể mong tách ra ở riêng hoặc về bên nọi. Trong trường hợp đó, bố vợ hoặc em trai vợ sẽ chia cho một phần nhỏ tài sản để gây vốn làm ăn lâu dài. Con cái vẫn theo họ bố.

Trường hợp thứ hai, gia đình nhà vợ không có con trai. Lúc ấy nhà gái thường chủ động trong quan hệ hôn nhân, và những phí tổn cho hôn lễ đều do nhà gái lo liệu; lúc ấy, thân phận người con trai chẳng khác gì con gái đi làm dâu vậy, bởi vì người con gái sẽ đón chàng rể về nhà mình và chàng rể sẽ ở lại đó cho tới thuở bạc đầu. Đồng bào quan niệm những người con trai ấy thật thấp hèn, bởi vì tuy anh ta không phải đổi họ, nhưng con cái đều mang họ vợ. Tuy nhiên vai trò củ anh ta trong việc tổ chức sinh hoạt gia đình ngày càng lớn thêm ; anh ta không trực tiếp thừa kế tài sản, nhưng của cải, từ ruộng nương, nhà cửa, trâu bò ... đều thuộc về vợ và con của anh ta.


Như đã nói, trong xã hội Nùng hôn nhân một vợ một chồng là hình thức chủ yếu. Tuy vậy rải rác đó đây có những đàn ông lấy hai vợ, ba vợ nhưng thường là nhà khá giả, "giàu có"

Người đàn bà goá có thể đi bước nữa mà không bị chê trách, cảc trở nhưng phải để lại tài sản cho họ hàng nhà chồng ; có thể đem theo con gái nhưng con trai nhất thiết phải để lại cho nhà chồng. Trường hợp tái giá mà vẫn ở lại chòng cũ, thì tài sản vẫn để nguyên cho gia đình.

Những trường hợp ly dị ít xảy ra, và thường bị dư luận quần chúng phản đối, chê cười. Tuy thế ở một số nhóm Nùng việc ly hôn cũng dễ dàng, thường do phụ nữ chủ động ; ít trường hợp chồng đòi ly dị vì đã phải tốn tiền của mới mua được người phụ nữ.

Sau Cách mạng Tháng Tám, quan hệ hôn nhân đã có nhiều chuyển biến. Ngày nay các bậc cha mẹ đã chú ý nhiều đến ý kiến của con gái và trân trọng tình yêu của đôi trẻ. Trường hợp bậc cha mẹ chủ động dựng vợ gả chồng, ít khi làm trái với nguyện vọng của con cái và trân trọng tình yêu của đôi trẻ, nếu có sự trục trặc nào đó thì thường dùng biện pháp thuyết phục. Bởi vậy hình thức hôn nhân tự do, xây dựng trên tình yêu chân chính ngày càng phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, trên bước đường tiến hoá của mình, các quan hệ hôn nhân của các ở các dân tộc nói chung, ở người Nùng nói riêng, còn cần phải gạt bỏ những mặt hạn chế, những yếu tố tiêu cực, như việc so đôi tuổi, tính chất mua bán, ăn uống linh tinh tốn kém. Sau nữa, việc cưới xin, một mặt cần đơn giản mà vẫn long trọng ; mặt khác không phức tạp, tốn kém mà vẫn duy trì được bản sắc dân tộc.Sinh hoạt văn hoá tinh thần.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về phương diện văn hoá vật chất, người Nùng cũng đã xây dựng được một nền văn hoá tinh thần bao gồm nhiều lĩnh vực ngày thêm đa dạng và phong phú. Nhưng bên cạnh những yếu tố tích cực cần được phát huy, cũng không ít những mặt lỗi thời, tiêu cực cần phải khắc phục, thường biểu hiện trong tín ngưỡng tôn giáo.

ở cả Nùng lẫn Tày nổi bật lên một quan niệm về linh hồn, đó là khái niệm "phi" tạm dịch là ma, các dịch như thế quả là phiếm diện, vì thực ra khái niệm phi bao hàm tất cả những ma quỷ, thần thánh, có mặt khắp mọi nơi trong thế giới bao quanh chúng ta, đó là những ma trời, ma phật, ma đất, ma rừng, ma rú, ma tỏ tiên, ma người sống, ma người chết yểu, ma người chết vì thương tật, ma trẻ em ... Những loại ma trên đây được phân là ma lành và ma dữ, tức phúc thần và hung thần. Thuộc lôại phúc thần là ma tổ tiên, ma mụ, ma bếp, ma mường, ma bản, thần nông bảo vệ người, gia súc, mùa màng ... Thuộc loại hung thần là những loại ma chực tác oai, tác quái, có thể giáng hoạ bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Người ta đều phải cúng cả hai loại ma, mỗi khi chúng yêu cầu. Nhưng chỉ loại ma lành được thờ trong nhà như tổ tiên, ông táo, bà mụ, thần chăn nuôi gia súc, thần nông ..., hoặc được thờ trong bản như thần thổ công, hoặc trong Mường như thần thành hoàng ... hàng năm có những kỳ cúng bái cẩn thận ; ma tổ tiên là vị thần bảo lãnh cho con cháu, nhưng cũng có lúc "trừng phạt" làm con cháu điêu đứng, phải lo liệu các lễ hiến sinh. ở nhiều nơi, để tôn lên vẻ uy nghiêm của các vị thần hoàng làng, thổ công người ta cấm động chạm tới khu đất có miếu thờ ; đi ngang qua phải xuống ngựa (nếu đi ngựa) thậm chí phải ngả nón khi đi qua trước miếu.

Trong thờ cúng thì chủ yếu là thờ cúng tổ tiên. Tổ tiên được thờ cúng trong từng căn nhà, không phân biệt gia đình đó thuộc chi trưởng hay thứ, ngay cả khi các con trai ra ở riêng mà bố mẹ vẫn còn sống cũng đã lập bàn thờ để thờ các bậc tổ tiên. Sau khi bố mẹ qua đời, vong linh được rước về thờ tại mỗi gia đình. Dưới mỗi mái nhà được lập một giường thờ được trang trí cẩn thận, có phùng slằn (ghi rõ tổ tiên thuộc dòng họ nào), có các lư hương. Bàn thờ to0ỏ tiên được đặt ở chỗ trang trọng nhất, thường ngang với xà nhà tại gian giữa, nằm giữa hai cột chính. Mỗi tháng hai lần, mùng một và hôm rằm, chủ gia đình quét dọn bàn thờ, thắp hương nhang cúng bằng chè hoặc ruợu. Còn trong các ngày lễ tết, thì phải cúng bằng thức ăn đồ uống mà con cháu dùng trong các dịp đó. Các bậc tổ tiên, không cứ là bao nhiêu đời, từ bố mẹ trở lên là được thờ tại đó.

Những gia đình có người làm thầy tào, thầy mo, bụt, then ... thì có thêm một bàn thờ để thờ "thánh tướng và âm binh" nữa. Cũng vào các dịp tết lễ, ngày mùng một và ngày rằm của mỗi tháng phải thắp hương nhang, đèn nến, cúng và cấp vàng mã ...

Gia đình nào thờ táo quân thì phải giữ gìn bếp cẩn thận, như không được nhổ, bỏ giấy đã viết vào bếp, không được xào nấu các thức ăn gọi là những món ăn tạp, như thịt trâu, bò, chó ...

Ma mụ thường thờ ngay tại đầu giường của phụ nữ đã có con. Cúng vào các dịp lễ tết.

Những loại ma trên đây thường phải cúng mỗi khi trong nhà có người đau ốm khi bói thấy chúng đòi thức ăn hoặc vì con cháu phạm vào những điều kiêng hem trong nhà.

Khác với người Tày, ở người Nùng rất phổ biến tục thờ "ma ở ngoài sân" (phi hang tràn). Theo thần tích, vị thần này cũng chính loà thần thổ địa. Nhưngt đối với một số họ người Nùng phi hang chàn lại là một thần An Phủ Đại Vương, tức Nùng Trí Cao, một thủ lĩnh người Tày - Nùng vào thế kỷ XI. Đồng bào cho rằng vị thần này rất linh thiêng, mỗi khi mổ lợn đều phải cúng tại sàn phơi trước khi đem bán hoặc đem nấu nướng. Việc cúng chẳng lấy gì làm phưc tạp, chỉ việc cắt lấy thủ lợn đặt trên tàu lá chuối, cắm vài nán hương.

Có thể phân biật dễ dàng nhà người Nùng và Tày một cách dễ dàng trong dịp tết nguyên đán. Khác với Tày, gia đình Nùng nào cũng có một bàn thờ cạnh cửa trước ; tại đấy người ta đặt vài loại bánh và thắp hương trong suốt ba ngày tết. Theo quan niệm của họ, thì xung quanh ta có vô số ma quỉ, ngày tết cần bày các lễ vật tại đó, ma nào đi qua nếu cần thị nhận lấy, khỏi vào nhà người ta.

Đồng bào Nùngcòn thờ các thần thổ địa thổ công thành hoàng là những vị thần công cộng của từng bản thôn, có khi của toàn mường, có nhiệm vụ bảo vệ sinh linh, mùa màng. Đối với thần thổ công,k thì cứ ngày mùng một tết Nguyên đán, các gia đình trong chòm xóm đều phải mang lễ vật đến cúng. Khi trongchòm xóm có người chết, khi một căn nhà mới mọc lên ... thì gia chủ phải sửa lễ, báo cho thổ công biết.

Thành hoàng hầu như địa phương nà cũng có, nhưng không nhất thiết bản nào cũng có miếu thờ. có khi mấy chòm xóm lân cận nhau mới có một đình chung. Hàng năm vào mủa xuân các gia đình tụ tập lại để cúng.

Cần thấy thêm rằng tục thờ các tổ sư các nghề nghiệp cũng rất phổ biến như tổ sư nghề rèn, nghề đúc, làm đồ đá, nghề xẻ gỗ làm gạch, ngói v.v... Và, những tín ngưỡng lễ nghi liên quan đến sản xuất nông nghiệp cũng rất nhiều, thờ cúng rất phức tạp. khi nói về các ngày hội xuân, hội óc pò ... đã thấy đó là những hìng thức cầu mùa. Ngoài ra còn có những kì cúng bái, cần đảo bất thường lúc gặp thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, v.v...

Sau nữa, có thể nói dân tộc Nùng bị ảnh hưởng của Tam giá khá sâu sắc. Tuy vùng người Nùng ít, hầu như không có chùa chiền thờ phật, songt ở nhiều gia đình vốn thờ Phật bà Quan Âm ngay trong nhà, trong một chiếc khảm kín đáo đặt trên sàn gác ; có khi được trang hoàng lộng lẫy hơn cả bàn thờ tổ tiên nữa. Những gia đình thờ phật thường kiêng cấm đem những đồ mà họ cho là uế tạp vào nhà ( thịt trâu, bò, thịt chó ...) ở nhiều địa phương có tục thờ phật ngoài trời. Chỗ thờ phật thường là đỉnh đèo, có cây râm mát, tĩnh mịch, linh thiêng, goi là kéo pịt hay kéo Phặt chì ( đèo phật) để khách bộ hành nghỉ chân. Mỗi khi khách đi qua, trước lúc nghỉ chân, đều đắp vào "điện phật" một hòn đá và cắm vào đó một cành cây hay một bông hoa để dâng phật, là mô đá ngày thêm cao to ra.

Rất có thể càng lần sâu vào quá khứ của người Nùng, càng thấy nhiều hình thức cùng là những những biểu hiện của tôn giáo tín ngưỡng. Nhưng từ ngày cách mạng thành công trở lại đây, những điều mê tín dị đoan được giảm bớt, một khi khoa học ở họ đang từng bước phát triển, những nguyên nhân đau khổ khi xưa đã bị xoá bỏ, nếp sống mới - văn minh dang vươn lên.

Nhưng phải thấy rằng trong đời sống tinh thần của người Nùng không phải chỗ nào cũng u ám cả, mà còn có những viên ngọc quý - đó là vốn văn học dân gian phong phú. Nổi bật nhất là các điệu sli, một lối hát ví, hát giao duyên của thanh niên nam nữ. ở mỗi nhóm, mỗi địa phương có các điệu sli khác nhau. Đến với họ có thể thưởng thức các điệu soong lằu, nhì hào của Nùng Phản Slình ; điệu sli ới của Nùng lòi , điệu hà lều của Nùng Cháo, sli giang của Nùng Giang, nàng ới, hà lù... Đặc điểm của các điệu sli là diễn xướng tập thể, mỗi bên nam nữ khi hát với nhau thường phải có từ hai người trở lên, hát theo hai bè. lời ca của các điệu sli được cấu tạo theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc ngôn bát cú.ít gặp loại thơ trường thiên thất ngôn gieo vần lưng ( không kể điệu lượn nàng ới...).

Chẳng khác gì lượn của người Tày, sli của người Nùng cũng có lề lối, cách thức, trình tự của nó. Nhưng sli khác với lượn ở chỗ có thể được diễn xướng trong mọi thời gian không gian
Về Đầu Trang Go down
 
DÂN TỘC NÙNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp A1 :: Văn hoá :: Văn hoá :: Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến